Trong số những ngành nghề “hot” hiện nay, luật sư cũng là ngành được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn theo học. Vậy liệu luật sư làm những công việc gì? Cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để biết luật sư làm gì nhé.
Luật sư là những ai?
Trước khi đi sâu vào tìm hiểu luật sư là làm gì, bạn hãy cùng chúng tôi khám phá xem luật sư là những ai nhé.
Theo bộ luật dân sự 2006 sửa đổi, bổ sung 2012, tại điều 2, luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được gọi chung là khách hàng.
Luật sư đảm nhận các chức năng xã hội gồm:
- Bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân.
- Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế, xã hội.
- Góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân chủ, công bằng, văn minh.
Nói một cách dễ hiểu, luật sư chính là người hoạt động trong lĩnh vực pháp luật theo quy định của luật định. Họ là người đảm nhận trách nhiệm thực hiện các thủ tục liên quan đến pháp lý theo yêu cầu của khách hàng có thể là cá nhân, tổ chức, công ty, doanh nghiệp…. Đồng thời cũng là người giúp đỡ khách hàng giải quyết các vấn đề về pháp lý và đứng ra bảo vệ quyền lợi của khách hàng khi xảy ra các tranh chấp, kiện tụng.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Vậy luật sư làm những công việc gì?
Chắc hẳn ngay lúc này đây bạn đang rất muốn biết học ngành luật ra làm gì? và luật sư làm gì, dưới đây chúng tôi xin chia sẻ một số công việc của luật sư để bạn tham khảo nhé.
Tùy thuộc vào từng lĩnh vực hoạt động mà luật sư có nhiều nhiệm vụ, công việc khác nhau. Nhưng nhìn chung sẽ thực hiện các công việc chính gồm:
- Chuẩn bị, nghiên cứu và soạn thảo các văn bản hồ sơ pháp lý theo sự phân công
Đây là công việc quan trọng bởi đối với những gì liên quan đến luật pháp, không cho phép được sai sót.
- Tư vấn, giải quyết các tranh chấp, tranh tụng xử lý các vấn đề phát sinh
Đây là công việc chính của luật sư. Và đối với công việc này, luật sư sẽ phải là người chịu trách nhiệm phân tích, giải thích những mặt lợi, mặt hại của sự việc để nắm rõ tình hình hiện tại mà khách hàng đang gặp phải. Thông qua đó, đưa ra hướng giải quyết để có thể đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho khách hàng của mình.
- Thu thập bằng chứng, chứng cứ phục vụ cho việc kiện tụng, cung cấp đầy đủ hồ sơ kiện tụng cho cơ quan nhà nước hay các tổ chức trọng tài.
Khi giải quyết các vấn đề về tranh chấp kiện tụng, điều quan trọng nhất chính là bằng chứng, chứng cứ phục vụ quá trình kiện tụng giúp bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Các chứng cứ được tìm thấy phải quan trọng, mang tính quyết định của vụ án, các hồ sơ tài liệu chứng cứ sẽ được nộp về cơ quan nhà nước, tòa án hoặc tổ chức trọng tài.
- Đại diện cho Khách hàng trong quá trình đàm phán
Luật sư là người đại diện hợp pháp của khách hàng, họ sẽ là người phát ngôn chính thức của khách hàng, nói lên quan điểm khách hàng muốn trình bày cho tòa án.
- Làm việc trực tiếp với các cơ quan pháp luật trong các trường hợp cần thiết
Trong những trường hợp cấp bách, luật sư sẽ được khách hàng ủy quyền và chịu vấn đề phát sinh liên quan đến pháp luật. Theo đó luật sư phải làm việc trực tiếp với các cơ quan pháp luật liên quan để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
- Nghiên cứu, cập nhật các quy định của pháp luật chuyên ngành theo yêu cầu của công việc
Theo thời gian, các chế định của Luật cũng có sự thay đổi, chính vì vậy luật sư cần phải thường xuyên cập nhật những quy định mới sửa đổi, bổ sung để đảm bảo phục vụ công việc tốt nhất.
- Đảm bảo thực hiện các công việc khác theo yêu cầu
Ngoài những công việc trên, luật sư cần đảm bảo thực hiện các công việc khác theo sự chỉ đạo của cấp trên như đi công tác, gặp khách hàng hay tham gia hội thảo…
Như vậy với những thông tin trên đây chắc hẳn bạn đã biết được luật sư làm gì rồi phải không nào. Vì làm trong lĩnh vực pháp lý, nên cách làm luật sư tốt chính là phải kiến thức chuyên môn giỏi cùng kỹ năng nghề nghiệp vững chắc.
- Ngoài việc tìm hiểu luật sự làm gì, liệu bạn có thắc mắc luật sư làm việc ở đâu không?
Sau Khi tốt nghiệp ngành luật học, cử nhân luật có thể làm việc trong các tòa án, viện kiểm sát nhân dân, công ty tư vấn pháp luật hay luật sư chuyên về dân sự…
Hy vọng rằng những thông tin được ĐH Đông Á – Đà Nẵng tổng hợp và chia sẻ trên đây đã phần nào giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về nghề luật sư, biết luật sư làm gì. Hiện nay ĐH Đông Á là một trong những ngôi trường uy tín số 1 tại Đà Nẵng đào tạo ngành Luật. Nếu bạn muốn trở thành một luật sư giỏi, hãy nhanh tay đăng ký xét tuyển vào ĐH Đông Á nhé.
Khoa Luật tại Đại học Đông Á chuyên đào tạo: Ngành Luật và Ngành Luật Kinh Tế. Với định hướng gắn liền với nghiên cứu thực nghiệm, Khoa Luật không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và cập nhật các chương trình đào tạo quốc tế.
Đội ngũ giảng viên của Khoa được học tập tại các trường đại học uy tín, đảm bảo chất lượng giảng dạy và học tập xuất sắc.
Khoa Luật đảm nhiệm chức năng tổ chức và quản lý sinh viên ngành Luật kinh tế, triển khai công tác nghiên cứu khoa học, và thúc đẩy hoạt động ngoại khóa để sinh viên có trải nghiệm thực tế. Khoa Luật cam kết mang đến cho sinh viên nền tảng kiến thức vững chắc về pháp luật Việt Nam và quốc tế, cùng với những kỹ năng và kinh nghiệm thực tế cần thiết để thành công trong môi trường làm việc trong nước & toàn cầu.