Ngành công nghệ thông tin ở việt nam – Tình hình phát triển?

Ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam

Ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam là một trong những ngành mũi nhọn đóng góp vào sự phát triển lớn mạnh của đất nước. Để hiểu rõ hơn, trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm  hiểu về tình hình phát triển của ngành công nghệ thông tin. Mời bạn cũng theo dõi:

Công nghệ thông tin là ngành gì?

Trước khi tìm hiểu thực trạng ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam, chúng ta cần hiểu hơn về ngành công nghệ thông tin mới có thể đưa ra những nhận định chính xác về ngành nghề này.

Công nghệ thông tin là ngành gì?
Công nghệ thông tin là ngành gì?

Hiểu một cách đơn giản, công nghệ thông tin là ngành sử dụng máy tính và các hệ thống mạng, phần mềm để xử lý các dữ liệu, thông tin cần thiết. Người học ngành này sẽ nghiên cứu, phát triển, nâng cấp, bảo trì các hệ thống máy tính bao gồm phần cứng, phần mềm, mạng internet và các giải pháp xử lý thông tin trên các nền tảng khác.

Sinh viên khi theo học ngành công nghệ thông tin hiện nay không chỉ được đào tạo về kiến thức lý thuyết. Mà con được rèn luyện các kỹ năng chuyên môn quan trọng như: kỹ năng tư duy logic, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm,… Phát huy hiệu quả các tốt chất cần thiết của một người học công nghệ thông tin.

Ngành công nghệ thông tin phát triển như thế nào?

Nhìn vào thực trạng ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam hiện nay, có thể thấy lĩnh vực này đã trở thành ngành kinh tế quan trọng hàng đầu. Ngành công nghệ thông tin có tốc độ phát triển nhanh, mạnh, đóng góp to lớn vào sự tăng trưởng GDP của cả nước trong nhiều năm qua.

Cơ sở vật chất hạ tầng đã đạt tiêu chuẩn quốc tế. Theo thống kê trên cả nước có 100% các trường từ tiểu học đã có kết nối và sử dụng mạng internet.

Nguồn nhân lực công nghệ thông tin cũng được chú trọng đào tạo. Số lượng trường đại học đào tạo chính quy công nghệ thông tin phát triển nhanh về cả quy mô và hình thức đào tạo. Các trường ứng dụng công nghệ thông tin 100% và hệ thống quản trị cơ sở, thông tin. Mỗi năm cung ứng một nguồn nhân lực chất lượng lớn cho đất nước.

Ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực hơn khi triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong đời sống, xã hội người dân và doanh nghiệp. Việt Nam trở thành nước có lượng người sử dụng mạng internet thuộc top cao nhất thế giới. Các hoạt động cá nhân đến tập thể đều sử dụng mạng internet trên các nền tảng kết nối khác nhau. Doanh nghiệp ứng dụng hệ thống phần mềm quản lý, điều hành hiệu quả.

Như vậy chỉ trong một thời gian ngắn, Việt Nam từ nước đi lên sau chiến tranh, xây dựng chủ nghĩa xã hội đã phát triển nhanh chóng, trở thành quốc gia mạnh về công nghệ thông tin. Không những thế, chúng ta còn đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong nhiều lĩnh vực kinh tế – xã hội. Đặc biệt chú trọng việc phát triển nguồn nhân lực CNTT đông đảo và có chất lượng cao.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

???? Khó Khăn Của Ngành Công Nghệ Thông Tin Mà Bạn Phải Đối Mặt?

???? Vén Màn Những Mặt Trái Ngành Công Nghệ Thông Tin Hiện Nay

Tình hình ngành công nghệ thông tin ở việt nam

Tình hình ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam hiện nay đã có những bước tiến đáng kể, phát triển nhanh chóng trong vòng hơn 20 năm. Theo thống kê năm 2000, ngành công nghệ thông tin chỉ chiếm khoảng 0,5% GDP của cả nước. Được đánh giá là ngành kinh tế nhỏ bởi nó thua kém hẳn so với các ngành nông nghiệp, thương mại,… Tuy nhiên chỉ trong 2 thập kỷ, công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh mẽ, với những bước phát triển nhảy vọt đáng kinh ngạc.

  • Doanh thu năm 2019 tăng gấp 400 lần so với năm 2000, tương đương mức bình quân 37% trong 19 năm.
  • Nguồn lực lao động ngành công nghệ thông tin tăng gấp 20 lần chiếm 1,88% tổng số lao động Việt Nam hiện nay
  • Năng suất lao động bình quân tăng 7,6 lần so với cả nước
  • Thực trạng ngành công nghệ thông tin hiện nay đã đóng góp 14,3% vào GDP của cả nước, gấp 28 lần so với năm 2000. Đây là một con số đáng tự hào của chúng ta.
  • Với sự phát triển nhảy vọt nhanh và mạnh mẽ, chúng ta đã có vị trí trên bản đồ công nghệ thông tin thế giới. Trở thành một trong những nước mạnh về công nghệ thông tin trong khu vực. Trong đó đứng thứ 1 về ngành dịch vụ phần mềm trong số 6 nước phát triển mạnh nhất khu cự ASEAN.
  • Chúng ta cũng có những thành tựu công nghệ nhất định. Trở thành điểm lựa chọn đầu tư của nhiều tập đoàn nổi tiếng thế giới như: IBM, Microsoft, Intel, Toshiba, Samsung… Các tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ thông tin vươn tầm thế giới như Viettel, FPT, VNPT,…  hứa hẹn có nhiều khởi sắc hơn nữa trong tương lai sắp tới.
  • Nguồn nhân lực ngành công nghệ thông tin cũng ngày càng đảm bảo chất lượng cao. Tuy nhiên, số lượng này vẫn chưa đủ để cung ứng cho các doanh nghiệp trong nước và tại nước ngoài. Vì vậy hiện nay, các trường đại học cũng chú trọng đến chất lượng đào tạo, tuyển sinh nhằm đáp ứng kịp thời nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ đủ cho nhu cầu xã hội.
Tình hình ngành công nghệ thông tin ở việt nam
Tình hình ngành công nghệ thông tin ở việt nam

Thực trạng ngành công nghệ thông tin Việt Nam đạt được những bước chuyển mình vượt bậc như vậy, phải kể đến những lý do sau:

  • Con người Việt Nam thông minh, chịu khó, cần cù. Chương trình đào tạo của Việt Nam cơ bản tốt với hệ thống đào tạo đại học – cao đẳng chú trọng chất lượng chuyên môn, thực hành thực tiễn.
  • Là một đất nước tiềm năng, Việt Nam thu hút được một lượng lớn nguồn đầu tư nước ngoài. Điều này tạo cơ hội đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển vượt bậc.
  • Nguồn nhân lực lớn, dồi dào với dân số gần 100 triệu người. Là nước duy nhất có cơ cấu dân số vàng trong suốt 30 năm liên tục
  • Xã hội Việt Nam trong suốt 45 năm qua luôn ổn định, không có biến động, xung đột về chính trị, xã hội.

Với những lợi thế này, đã góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ ngành công nghệ thông tin Việt Nam trong suốt những năm qua. Đây cũng chính là ưu điểm tuyệt vời mà không phải đất nước nào cũng có được.

>>> Xem thêm: Ngành công nghệ thông tin thì học trường nào?

Như vậy, những chia sẻ về ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam trên đây có lẽ đã giúp bạn có cái nhìn cụ thể hơn về sự phát triển của ngành nghề này. Hy vọng mọi người sau khi hiểu rõ sẽ có được những định hướng phát triển và nắm bắt tốt cơ hội cho bản thân mình ở hiện tại và cả tương lai.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *