Ngành thương mại điện tử hiện nay đang có sự phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc. Cùng với sự bùng nổ của CNTT thì ngành này đang dần trở nên quan trọng trong kinh doanh. Cùng tham khảo chi tiết xem ngành thương mại điện tử là gì nhé.
Thương mại điện tử là gì?
Trước tiên, chúng ta cần biết thương mại điện tử tiếng anh là gì? Trong tiếng Anh thuật ngữ Electronic Commerce và được viết tắt là Ecommerce, E-comm hoặc EC dùng để chỉ thương mại điện tử. Có rất nhiều cách hiểu về thương mại điện tử. Theo định nghĩa của WTO, thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, phân phối, tiếp thị, bán hoặc giao hàng hóa và dịch vụ bằng phương tiện điện tử.
Cách đơn giản hơn để hiểu thương mại điện tử là ngành gì đó là hiểu theo hướng hình thức giao dịch hàng hóa thông qua mạng Internet hoặc các phương tiện điện tử. Những sản phẩm đến từ các doanh nghiệp thay vì bán theo cách truyền thống tại các gian hàng chợ, siêu thị thì sẽ được bán thông qua website trực tuyến hay các trang thương mại điện tử.
Với hình thức buôn bán này, Internet là phương tiện kết nối trung gian. Hoạt động mua bán thực hiện trên mạng nhưng thanh toán thì khách hàng vẫn có thể chọn các hình thức thanh toán truyền thống hoặc banking.
Thương mại điện tử đang là xu hướng phát triển trong kinh doanh hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh. Do đó, bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần chú trọng đầu tư.
Đặc điểm của thương mại điện tử
Tìm hiểu về ngành thương mại điện tử chúng ta có thể biết được những thông tin về đặc điểm ngành thương mại điện tử là gì?
1. Đặc điểm về không gian, thời gian
Ngày nay, chỉ với một thiết bị kết nối Internet ổn định là bạn có thể mua sắm mọi lúc, mọi nơi với thao tác rất đơn giản.
Bên cạnh đó, việc giao hàng cũng được cải tiến nhằm đáp ứng những nhu cầu cần thiết của khách hàng. Khách hàng có thể nhận hàng trong ngày hoặc trong thời gian 2 tiếng sau khi đặt đối với những vị trí gần với kho hàng.
2. Đặc điểm về chi phí
Ngành thương mại điện tử ra đời đã giúp cho các doanh nghiệp giải được bài toán chi phí cho một cách đáng kể. Với sự tối ưu về chi phí thì doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả hoạt động và sản xuất kinh doanh.
3. Đặc điểm về khả năng liên kết – chia sẻ thông tin
Công nghệ thông tin đang có sự phát triển bùng nổ. Đây cũng là bước tiến lớn để các công ty, doanh nghiệp có thể tiếp cận gần hơn với khách hàng, nhà cung cấp, phân phối. Những thông tin này cũng giúp cho doanh nghiệp xây dựng được chiến lược hoạt động đúng đắn với khách hàng mục tiêu.
4. Giá cả linh hoạt
Khi tham gia mua sắm trên sàn thương mại điện tử thì khách hàng có vô số lựa chọn, so sánh giá cả. Hơn nữa, những phản hồi, đánh giá từ các người mua trước sẽ giúp cho khách hàng không bị mua hớ hênh về giá hoặc mua phải những sản phẩm không đảm bảo chất lượng.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Các hình thức trong ngành thương mại điện tử là gì?
Ngành thương mại điện tử có 3 hình thức sau đây:
- Hình thức B2B (Business to Business)
Đây là mô hình liên quan đến doanh số giữa các doanh nghiệp với nhau. Cũng có thể hiểu đây là mối liên hệ giữa những nhà bán buôn, bán lẻ với nhà sản xuất. Mô hình này chiếm 80% doanh số TMĐT trên toàn thế giới. Hình thức B2B này có sự hiệu quả trong Marketing, có nguồn chi phí giảm cũng như độ nhận diện thương hiệu cao, thúc đẩy cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp.
- Hình thức B2C (Business to Customer)
Mô hình này có nguồn gốc sớm nhất. Nó tạo nên sự liên kết giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tại Việt Nam, loại hình này đã chiếm tới 94% về số lượng website. Có thể thấy tốc độ phát triển của nó trên thị trường Việt Nam với những ông lớn trong ngành như: Shopee, Tiki, Lazada…
- Hình thức C2C (Customer to Customer)
Mô hình này là mối liên kết giữa các cá nhân và người tiêu dùng với nhau. Các Website được dùng cho mô hình này gồm những Website về giao dịch trao đổi, đấu giá trực tuyến không sử dụng tiền tệ hay bán tài sản ảo…
Lợi ích của thương mại điện tử
Ngành thương mại điện tử mang đến những lợi ích không thể phủ nhận cho nền kinh tế.
Đối với doanh nghiệp
Doanh nghiệp có thể tiết kiệm được nhiều chi phí khi sử dụng TMĐT trong kinh doanh. Thay vì phải đầu tư rất nhiều vốn cho mặt bằng, nhân công, kho bãi thì doanh nghiệp chỉ cần dành một phần nhỏ trong số đó để đầu tư xây dựng và vận hành website sao cho hiệu quả.
Đối với người tiêu dùng
Người tiêu dùng có thể mua hàng thuận tiện hơn với TMĐT. Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể chủ động hơn trong việc so sánh giá cả trên sàn. TMĐT góp phần xóa bỏ những giới hạn về địa lý, thời gian mua hàng. Những đánh giá, xếp hạng của các khách hàng từng mua sản phẩm sẽ là gợi ý để người dùng lựa chọn được sản phẩm tốt nhất.
Đối với xã hội
Thương mại điện tử đang góp phần phát triển nền kinh tế, đặc biệt trong thời kỳ dịch bệnh. Doanh nghiệp sẽ tìm cách để thích ứng, phát triển và nâng cao tính cạnh tranh của mình trên thị trường kinh doanh. Điều này thúc đẩy nền kinh tế phát triển một cách sôi động hơn.
Nên học ngành thương mại điện tử ở đâu tốt nhất?
Hiện nay có nhiều trường đào tạo ngành thương mại điện tử nhưng các bạn cần chọn được ngôi trường chất lượng. Đại học Đông Á tự tin là một trong những đơn vị có chương trình học ngành thương mại điện tử tốt nhất.
Sinh viên ra trường được đảm bảo các kỹ năng:
- Phân tích thiết kế hệ thống, quản trị hiệu quả các hệ thống E- Commerce
- Có thể vận hành mô hình kinh doanh trực tuyến…
- Sử dụng thành thạo các công cụ tương tác trực tuyến trên Internet.
- Kỹ năng sử dụng tốt các công cụ marketing cho ngành TMĐT
Bên cạnh đó, Đại học Đông Á đảm bảo 100% sinh viên tốt nghiệp, đạt điều kiện về ngôn ngữ như: N4 tiếng Nhật hoặc TOEIC 550 sẽ có cơ hội làm việc chính thức tại Tập đoàn 7- Eleven, Daiso ở Nhật Bản hoặc Tập đoàn Empire ở Singapore.
Hy vọng bài viết trên của chúng tôi đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích để hiểu rõ ngành thương mại điện tử là gì. Nếu đam mê ngành học này, có thể tham khảo chương trình học tại Đại học Đông Á nhé.
Khoa Quản Trị Kinh Doanh tại Đại học Đông Á đào tạo các ngành hot như Quản trị kinh doanh, Quản trị văn phòng, Quản trị nhân lực, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Kinh doanh quốc tế và Thương mại điện tử.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm, Khoa hợp tác với hơn 50 doanh nghiệp trong và ngoài nước, mang đến cơ hội thực tập và việc làm hấp dẫn. Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và nhiều dự án nghiên cứu khoa học giúp sinh viên nắm bắt xu hướng nghề nghiệp tương lai.
Hãy cùng chúng tôi định hướng ngành học phù hợp và xây dựng sự nghiệp thành công!