• hotline dh dong a
    Hotline
    0935 831 519
  • gio lam viec
    Giờ làm việc
    Thứ 2 - 7 : 7h30 - 17h30
  • dia chi truong dong a
    Địa chỉ
    33 Xô Viết Nghệ Tĩnh - Q. Hải Châu - ĐN
dm7Rgg'T;f7Luy>~3`q4@M+[Z^qC,m{u~nG8*qc:5[B)De

Cổng thông tin tuyển sinh trường Đại học Đông Á Đà Nẵng

8 phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở tiểu học tốt nhất

8 phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở tiểu học tốt nhất

Hầu hết các học sinh cá biệt tiểu học đều phải áp dụng phương pháp giảng dạy riêng. Những phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở tiểu học này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên, học sinh, phụ huynh và Nhà trường trong sự kỷ luật và yêu thương.

Học sinh cá biệt là gì?

Thế nào là học sinh cá biệt? Đây là một khái niệm nhằm ám chỉ quậy phá, nghịch ngợm, hay đánh nhau, gây mất trật tự trong lớp và trường học. Các em này thường xuyên không tuân theo nội quy nhà trường và luôn hành động theo ý của mình. 

Phần lớn các em đang ở độ tuổi thanh thiếu niên và biểu hiện tâm lý thay đổi của tuổi mới lớn. Các em thường dễ bị người xấu lôi kéo và dẫn đến các tình trạng tệ nạn xã hội nếu như không có biện pháp khắc phục kịp thời. Đây cũng chính là nỗi day dứt của cả nhà trường, gia đình và xã hội.

Học sinh cá biệt
Học sinh cá biệt

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Những phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở tiểu học

Hãy cùng tham khảo qua một vài phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở tiểu học phổ biến hiệu quả nhất trong nội dung dưới đây:

Phương pháp 1: Không có ánh mắt kỳ thị với các em

Khi giáo dục học sinh cá biệt điều quan trọng đầu tiên các giáo viên nên nắm rõ đó là không nên có cái nhìn kỳ thị với các em. Đừng nên tỏ ra thái độ khó chịu, coi thường hay mắng nhiếc HSCB trước lớp. Đừng “vạch lá tìm sâu” chỉ để tìm ra lỗi hay mặt xấu của các em. Thêm vào đó, không nên gọi các em là học sinh cá biệt ở trước lớp hay người khác; đặc biệt không cô lập hay tách các em ra khỏi các bạn. Bởi những hành động trên chỉ khiến vấn đề càng thêm trầm hơn. Ở lứa tuổi tiểu học thì các em vẫn chưa thể nào hình thành nhân cách của mình, chỉ là các em chưa ngoan và cần được giáo dục. Do đó, các giáo viên hãy luôn giúp đỡ các em thay vì kì thị.

Phương pháp 2: Phải quan tâm và gần gũi hơn

Bất cứ điều gì cũng có lý do của nó cho nên không ai từ khi sinh ra cũng xấu xa cả. Và với các em HSCB cũng vậy, có thể có nhiều yếu tố tiêu cực tác động nên mới khiến các em trở nên như thế. Chính vì vậy, việc tìm hiểu kỹ nguyên nhân để có cách tiếp cận, quan tâm phù hợp và thấu hiểu các em là điều rất cần thiết. Để thực hiện tốt việc này, chúng ta có thể chia thành các nhóm học sinh cá biệt sau:

  • Bị mất kiến thức căn bản của lớp dưới
  • Được bố mẹ nuông chiều dẫn đến ham chơi, lười học và bị bạn xấu rủ rê sa đà
  • Hoàn cảnh gia đình có nhiều khó khăn
  • Gia đình cha mẹ ly hôn dẫn đến thiếu thốn tình cảm

Phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở tiểu học bằng cách quan tâm gần gũi sẽ cho các em một điểm tựa tinh thần đáng tin cậy. Từ đó các em sẽ dễ dàng bộc bạch, chia sẻ và tâm sự những khó khăn hay nỗi niềm riêng của mình. Bên cạnh việc lắng nghe GVCN cũng nên giữ kín về những tâm sự của các em. Hãy trở thành một người bạn để các em có thể cảm thấy thoải mái và tin tưởng.

Giáo dục học sinh trong sự yêu thương và gần gũi
Giáo dục học sinh trong sự yêu thương và gần gũi

Phương pháp 3: Nhẹ nhàng phân tích những ưu – nhược điểm của các em

Với các em học sinh cá biệt, các thầy cô cần nhẹ nhàng phân tích ưu khuyết điểm cũng như đúng, sai trong nhận thức, hành động của các em. Từ đó có thể giúp các em tự nhận ra lỗi lầm của bản thân và tạo cơ hội cho các em sửa đổi. Việc la mắng các em trong giờ sinh hoạt có thể khiến các em hình thành nên suy nghĩ cứ hễ gặp thầy cô thì sẽ bị la mắng, trách phạt hay truy tội. Trường hợp cần thiết giáo viên có thể gặp riêng các em để có thể nhắc nhở và trao đổi thêm. Đây là một phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở tiểu học hay nên được áp dụng.

Phương pháp 4: Tìm ra ưu điểm của các em và phát huy nó

Đã là một giáo viên chủ nhiệm đừng nên bao giờ để bụng những lỗi lầm của học sinh. Bởi dù các em là HSCB và khó giáo dục đến đâu thì bên trong các em sẽ luôn có điểm tích cực. Hãy cố gắng phát hiện những ưu điểm ẩn sâu bên trong mỗi em để từ đó có những phương pháp đúng khơi gợi niềm tin cho các em. Để cho các em tự nhận thấy bản thân không hề kém cỏi và vứt bỏ được sự tự ti, mặc cảm trong lòng đồng thời có thể hội nhập với các bạn trong lớp. Bên cạnh đó, điều này còn giúp các em phát huy được điểm mạnh của mình để góp phần xây dựng một tập thể vững mạnh. Theo đó, các em cũng sẽ dần hình thành phẩm chất tự tin và khẳng định được khả năng của mình trước tập thể.

Phương pháp 5: Tin vào nỗ lực của các em

Giáo viên phải biết nhìn nhận vấn đề theo một hướng tích cực cũng như đừng nghiêm trọng hóa quá vấn đề. Hãy tin tưởng và tạo cho các em một lối thoát hay cơ hội để tự sửa chữa bản thân. Ngoài ra, các thầy cô cũng không nên quá nóng vội bởi như vậy chỉ càng tạo thêm áp lực cho các em và rơi vào tình trạng đối phó. 

Đồng thời, giáo viên cần nên trân trọng những tiến bộ của các em dù là chuyện nhỏ nhất bởi đó cũng là sự thay đổi tích cực từ các em. Và đừng quên biểu dương hay dành lời khen cho các em trước tập thể lớp. Với phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở tiểu học này sẽ khiến các em có thêm động lực cố gắng và trở nên tốt đẹp hơn.

Tin vào nỗ lực của các em
Tin vào nỗ lực của các em

Phương pháp 6: Thầy cô nên biết kiềm chế bản thân

Những học sinh cá biệt tựa như một “thử thách” lớn với tính điềm tĩnh và sự kiềm chế của mỗi giáo viên. Việc nóng vội hay quá khắt khe và xử lý mạnh tay bằng những hình thức kỷ luật nặng nề sẽ chỉ khiến các em thêm chai lì hơn mà thôi. Chính vì thế không nên có thành kiến cũng không nhắc lại nhiều lần về lỗi vi phạm của các em mà nên nhẹ nhàng để các em thay đổi.

Phương pháp 7: Giáo dục theo cách mềm dẻo

Một trong những phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở tiểu học hiệu quả hiện nay đó là giáo dục linh hoạt một cách mềm dẻo. Các giáo viên phải kiên quyết cứng rắn về lời nói cũng như hành động của mình. Một khi đã nói ra thì hãy kiên quyết thực hiện đến cùng chứ không nên hứa suông. Tuy vậy chúng ta phải biết cách vận dụng theo nhiều cách linh hoạt dựa theo phương châm “lạt mềm buộc chặt” để thực hiện.

Đại học Đông Á tuyển sinh ngành giáo dục tiểu học với 3 phương thức xét tuyển: xét theo kết quả thi THPT, xét theo học bạ và xét tuyển thẳng. Tăng cơ hội trúng tuyển cho các thí sinh. Nếu bạn có mong muốn học ngành GDTH, hãy tìm hiểu thi ngành sư phạm tiểu học khối nào để lập kế hoạch học tập phù hợp và tự tin đăng ký xét tuyển vào trường Đại Học Đông Á nhé!

Phương pháp 8: Phối hợp với gia đình

Nếu việc giáo dục học sinh cá biệt chỉ dựa vào những phương pháp trên thì chưa đủ mà còn phải có sự phối hợp chặt chẽ với phụ huynh các em trong quá trình giáo dục. Hãy dạy các em bằng cách dùng tình yêu thương cũng như sự cảm thông. Việc phối hợp với phụ huynh là cách để chúng ta biết được nguyên do tại sao các em trở nên như vậy. Từ đó sẽ dễ dàng hơn trong công tác giáo dục các em.

Thông thường các nguyên nhân đều xuất phát từ gia đình, do đó việc “sửa chữa” từ trong gia đình chính là cách hiệu quả nhất. Việc phối hợp ăn ý giữa giáo viên và gia đình có thể khiến các em thay đổi trong thời gian ngắn.

Giáo viên đóng vai trò quan trọng trong giáo dục học sinh tiểu học
Giáo viên đóng vai trò quan trọng trong giáo dục học sinh tiểu học

Các bước áp dụng phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở tiểu học

Phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở tiểu học là một phương pháp giáo dục đặc biệt dành cho những học sinh có nhu cầu học tập và phát triển khác nhau so với những học sinh khác trong lớp học. Để đạt được hiệu quả giáo dục, bạn đọc có thể tham khảo các bước thực hiện cơ bản sau đây:

Bước 1: Phát hiện học sinh cá biệt trong lớp: 

Đầu tiên, giáo viên cần phải phát hiện các học sinh có dấu hiệu là học sinh cá biệt. Bằng cách quan sát hành vi tại trường lớp, tìm hiểu từ phụ huynh,…Thông thường những học sinh cá biệt thường sẽ có các biểu hiện như thường xuyên làm phiền bạn bè trong lớp, kém hoặc không chú ý trong giờ học, không nghe lời thầy cô giáo, có những hành vi và thái độ lệch lạc,…

Bước 2: Thiết lập mục tiêu các em học sinh: 

Thông thường trong một lớp học sẽ có một vài bạn học sinh cá biệt. Các giáo viên cần phải có sự nghiên cứu, tìm hiểu để tạo nên các mục tiêu cho từng cá nhân học sinh. Để thiết lập được mục tiêu đúng đắn, giáo viên tiểu học cần dựa vào khả năng, tính cách, sở thích của các em. Mục tiêu này có thể là phát hiện và phát triển tiềm năng của học sinh, khuyến khích sự sáng tạo và tư duy độc lập, phát triển khả năng tự học hỏi, phát huy các kỹ năng mềm,…Cần có sự thiết lập mục tiêu giảng dạy học sinh cá biệt theo chiều hướng tích cực để các em được cảm thấy được quan tâm và có sự tự tin hơn để hạn chế những dấu hiệu cá biệt. 

Bước 3: Áp dụng các phương pháp giảng dạy: 

Sau khi có được mục tiêu, giáo viên tiểu học bắt đầu áp dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp. Bạn có thể tham khảo và áp dụng 8 phương pháp giáo dục học sinh cá biệt kể trên. Đồng thời cần phải tạo môi trường học tập đa dạng, năng động để  khuyến khích các em tìm tòi, khám phá và hiểu biết thêm.

Bước 4: Tương tác, đo lường và hỗ trợ thường xuyên: 

Các giáo viên trong quá trình áp dụng phương pháp giáo dục học sinh cá biệt  cần có sự tương tác và hỗ trợ học sinh thường xuyên. Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần có sự đo lường để điều chỉnh sao cho phù hợp với mục tiêu đặt ra.

Phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở tiểu học cần được phối hợp thực hiện đồng bộ. Đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm – người có thời gian tiếp xúc nhiều với các em tại trường lớp. Trình độ chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm của người giáo viên tiểu học vì thế cần phải được chú trọng.

Facebook Chat
Zalo Chat
Zalo Chat
Đăng kí XT
Đăng kí
Hotline: 0236 3519 991
Donga University