Để có một chương trình giáo dục tiểu học thành công, điều đầu tiên cũng quan trọng nhất là cần xác định mục tiêu giáo dục tiểu học là gì? Bạn có biết đó là những mục tiêu nào? Cần làm gì để biến những mục tiêu đó trở thành hiện thực? Theo dõi ngay bài viết dưới đây để nắm bắt được thông tin về vấn đề này nhé.
Các mục tiêu giáo dục tiểu học quan trọng
Hiện nay, có khá nhiều mục tiêu để phát triển ngành giáo dục tiểu học, tuy vậy có 3 mục tiêu đóng vai trò nền tảng và quan trọng nhất. Đó là đào tạo đạo đức và nhân cách, đào tạo kiến thức, đào tạo kỹ năng sống. Dưới đây là những phân tích cụ thể:
Đào tạo đạo đức và nhân cách
Đào tạo đạo đức và nhân cách được xem là một trong những mục tiêu đầu tiên mà chúng ta cần quan tâm. Lứa tuổi của học sinh tiểu học là khoảng thời gian hình thành nhân cách của trẻ. Thời điểm này trẻ bắt đầu bước vào môi trường hoạt động thực thụ nên việc giáo dục cho trẻ biết thương yêu và quan tâm tới những người xung quanh mình là rất cần thiết. Trẻ phải hiểu được ý nghĩa của việc biết ơn, học cách cảm ơn và xin lỗi.
Ngoài ra, giáo viên cần tạo được cho trẻ thói quen biết sẻ chia với những người không may mắn để nuôi dưỡng lòng tốt trong tâm hồn của trẻ. Đây được xem là bước định hướng nhân cách cho trẻ. Nó đóng vai trò quan trọng trong mục tiêu đào tạo đạo đức và nhân cách của giáo dục tiểu học hiện nay.
=> Xem thêm: lương giáo viên tiểu học là bao nhiêu?
Mục tiêu đào tạo kiến thức
Đào tạo kiến thức là mục tiêu giáo dục tiểu học tiếp theo mà chúng tôi muốn nhắc đến. Ở cấp tiểu học thì học sinh cần luyện tập khả năng đọc, viết, làm các phép toán và tìm hiểu những kiến thức về tự nhiên xã hội… Những kiến thức này được chuẩn bị để phù hợp với khả năng tiếp thu của các em. Không quá nhồi nhét khiến học sinh cảm thấy bị đè nặng áp lực bài vở.
Để đạt được mục tiêu này một cách tốt nhất thì đội ngũ giáo viên tiểu học cần phổ cập giáo dục tiểu học và có sự đa dạng trong phương pháp dạy học, đổi mới các truyền đạt kiến thức. Giáo án cần thường xuyên được đổi mới để trẻ hứng thú hơn với việc học. Bên cạnh các kiến thức trong sách giáo khoa thì những kiến thức về đời sống sẽ giúp các em có sự tìm tòi, khám phá và phát huy khả năng tư duy, liên hệ của mình.
Đào tạo về kỹ năng sống
Những kỹ năng sống là điều vô cùng quan trọng với một cá nhân. Ngành giáo dục tiểu học đang có sự chú trọng về việc thực hiện mục tiêu đào tạo kỹ năng sống. Ngoài việc phát triển nhân cách và kiến thức thì các em cần được đào tạo những kỹ năng cần thiết và phù hợp với lứa tuổi. Có như vậy thì mới đảm bảo việc trẻ có thể phát triển một cách toàn diện được. Một số kỹ năng mà các em cần được đào tạo như ý thức tự giác học bài, biết giúp đỡ bố mẹ, bạn bè, tích cực và hòa đồng tham gia các hoạt động tập thể, có khả năng làm việc theo đội nhóm, khả năng tự vệ khi xảy ra tình huống nguy hiểm.
Với 3 mục tiêu giáo dục tiểu học nêu trên, có thể thấy được mục đích chính cuối cùng vẫn là giúp cho học sinh phát triển toàn diện để trở thành một trong những công dân tốt trong xã hội. Do đó, khi thực hiện 3 nguyên tắc này cần có sự kết hợp chặt chẽ, lồng ghép các phương pháp sao cho có sự liên kết và thống nhất với nhau.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Giáo dục tiểu học có vai trò gì?
Trường tiểu học là cơ sở giáo dục của bậc tiểu học – một nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Do đó, giáo dục tiểu học có vai trò và nhiệm vụ quan trọng để hoàn thành tốt những nhiệm vụ của ngành giáo dục đã đề ra cho hệ thống giáo dục Việt Nam.
Nếu như giáo dục tiểu học đảm bảo thực hiện tốt những mục tiêu, nhiệm vụ của mình thì nó sẽ là bước đà cho sự phát triển của ngành giáo dục cấp cao hơn. Học sinh được giáo dục đúng hướng từ nhân cách đến kiến thức và kỹ năng.
Bên cạnh đó, giáo dục tiểu học còn là nơi để phát hiện ra những tiềm năng của học sinh, từ đó phát huy tích cực những tiềm năng đó để các em được thể hiện những thế mạnh của mình ngay từ khi còn nhỏ.
Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước. Nếu như giáo dục đúng hướng và hiệu quả thì sẽ là tiền đề để đất nước có thêm nhiều “hiền tài” trong tương lai. Nó có vai trò thiết thực trong việc xây dựng sự phát triển của đất nước ta ngày càng hùng mạnh hơn.
Ngay từ khi còn trên giảng đường đại học thì các bạn trẻ đang theo đuổi ngành này cần nắm rõ được các mục tiêu giáo dục quan trọng. Qua đó phải hiểu ý nghĩa, vai trò và nhiệm vụ của nghề mình sẽ làm trong tương lai.
Lựa chọn một ngôi trường chất lượng để học tập là việc làm quan trọng đầu tiên mà bạn nên làm khi theo đuổi ngành này. Đại học Đông Á là một trong những ngôi trường được đánh giá cao trong ngành đào tạo ngành giáo dục tiểu học. Với đội ngũ giảng viên chất lượng cùng khung chương trình học được nghiên cứu đảm bảo chất lượng, sinh viên được đảm bảo chuẩn đầu ra và có cơ hội xin việc dễ dàng sau tốt nghiệp. Nếu bạn đang quan tâm, hãy tham khảo chương trình tuyển sinh cũng như tìm hiểu xem ngành sư phạm tiểu học thi khối gì tại trường Đại học Đông Á để chuẩn bị hành trang kiến thức, tự tin đăng ký xét tuyển vào trường nhé!
Trên đây là những mục tiêu giáo dục tiểu học quan trọng nhất mà chúng ta cần nắm vững trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những thông tin trên đã mang đến cho bạn những kiến thức thú vị và bổ ích về vấn đề này.
Khoa Sư Phạm tại Đại học Đông Á gồm các ngành: Ngành Giáo dục Mầm non, Ngành Giáo dục Tiểu học & Ngành Tâm lý học.
Với tầm nhìn trở thành khoa sư phạm uy tín tại miền Trung và Tây Nguyên, Khoa Sư Phạm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu, đồng thời hợp tác với các tổ chức và trường đại học khác để tạo ra những ảnh hưởng tích cực đến giáo dục Việt Nam và toàn cầu.
Khoa Sư Phạm tại Đại học Đông Á cam kết mang lại chương trình đào tạo chất lượng, giúp sinh viên nắm vững kiến thức và kỹ năng cần thiết, chuẩn bị hành trang vững chắc cho sự nghiệp giáo dục trong tương lai.