Trong những năm gần đây, ngành công nghệ thực phẩm là một trong những ngành thu hút khá nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ. Tuy nhiên, ngành này lại sử dụng khá nhiều thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu thêm về từ điển chuyên ngành công nghệ thực phẩm. Cùng tham khảo nhé!
Đôi nét về ngành công nghệ thực phẩm
Ngành công nghệ thực phẩm (tiếng Anh là Food Technology) là ngành chuyên về lĩnh vực sản xuất và bảo quản nông sản, kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới,…. nhằm đáp ứng được nhu cầu xã hội mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Ngành công nghệ thực phẩm được ứng dụng khá đa dạng bởi công nghệ thực phẩm là toàn bộ những công đoạn, công việc liên quan đến sản xuất đồ ăn từ dây chuyền đền bảo quản và cuối cùng là sản xuất. Khi theo học ngành này, sinh viên sẽ được đào tạo bài bản từ kiến thức học thuật cơ bản đến chuyên sâu về sinh học, hóa học,…và kết hợp thực hành về chế biến, tối ưu dinh dưỡng trong thức ăn, đồ uống.
Từ điển Tiếng Anh chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm
Ngành công nghệ thực phẩm là một ngành đặc thù, các thuật chuyên ngành liên quan nhiều tới Tiếng Anh. Chính vì vậy, để có thể học tốt ngành công nghệ thực phẩm, đòi hỏi sinh viên cần phải trang bị cho mình vốn từ vựng tiếng Anh khá lớn về chuyên ngành này.
Hiện tại, cuốn từ điển Công nghệ thực phẩm Anh – Việt và Việt – Anh đang là từ điển chuyên ngành thực phẩm thu hút nhiều sự quan tâm của các bạn sinh viên theo học chuyên ngành này. Cuốn từ điển này gồm khoảng 20.000 thuật ngữ. Mỗi phần bao gồm các lĩnh vực nguyên liệu chế biến thực phẩm, máy móc trang thiết bị sản xuất thực phẩm, phương pháp chế biến thực phẩm, từ thịt, cá, sữa đường,… cho đến các thuật ngữ trong lĩnh vực đồ uống.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Từ vựng Tiếng Anh chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm
Ngành công nghệ thực phẩm là ngành cô cùng quan trọng hiện nay. Để phát triển tốt nghề nghiệp bản thân thì các bạn học chuyên ngành này phải học tốt tiếng Anh. Dưới đây là các từ vựng dịch tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thực phẩm mà bạn cần biết:
- Additive: chất phụ gia được thêm vào với mục đích nào đó
- Aesthetic: hấp dẫn
- Ambient temperature: Nhiệt độ bình thường ở trong phòng
- Annotation: thêm chú thích
- Antibacterial: chất thường tiêu diệt vi khuẩn
- Appliance: một phần của thiết bị điện
- Assembling: ghép các bộ phận
- Attributes: đặc tính cụ thể của một sản phẩm
- Bacteria: vi khuẩn
- Balanced diet: chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và năng lượng
- Bland: thiếu hương vị
- Blast chilling: làm lạnh nhanh
- Calcium: canxi, khoáng chất cho xương chắc khỏe
- Calorie: năng lượng
- Caramelisation: quá trình thay đổi màu sắc đường từ trắng sang nâu khi đun nóng
- Clostridium: một dạng gây ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn
- Coagulation: thay đổi cấu trúc của protein khi nung nóng
- Cook chill: phương pháp nấu chín thực phẩm sau đó làm lạnh nhanh chóng, lưu trữ ở môi trường dưới 5 độ C
- Communication: truyền thông
- Consistent: tính nhất quán
- Consumer: người tiêu dùng
- Contaminate: làm bẩn thứ gì đó
- Cross contamination: nhiễm chéo
- Cryogenic freezing: đông lạnh
- Danger zone: vùng nguy hiểm
- Date marking: ngày sản xuất
- Descriptions: mô tả
- Design task: nhiệm vụ thiết kế
- Emulsifying agent: Kỹ thuật chung của chất khử nhũ tương.
- Enrobing: ráng ngoài
- Enzymic browning: là phản ứng giữa thực phẩm và oxy sẽ dẫn đến màu nâu
- Estimated Average Requirement (EARs): Ước tính giá trị dinh dưỡng bình quân
- Evaluation: đánh giá
- Fair testing: thử nghiệm
- Fermentation: lên men
- Food additive: chất phụ gia dùng trong thực phẩm
- Food spoilage: thực phẩm hỏng
- Gelatinisation: sự gelatin hóa
- Gels: chất tạo keo
- Lard: mỡ lợn
- Making skills: kỹ năng sản xuất thực phẩm
- Market research: nghiên cứu thị trường
- Micro organism: tiny living things such as bacteria, yeasts and moulds which cause food
- Net weight: trọng lượng tịnh
- Nutrient: dinh dưỡng
- Nutritional analysis: phân tích dinh dưỡng
- Nutritional content: hàm lượng dinh dưỡng
- Preservative: chất bảo quản
- Product Analysis: phân tích sản phẩm
- Quality Assurance: đảm bảo chất lượng
- Quality Control: kiểm soát chất lượng
- Questionnaire: bảng câu hỏi
- Ranking test: kiểm tra thứ hạng
- Rating test: kiểm tra đánh giá
- Sample: mẫu sản phẩm
- Shelf life: hạn sử dụng
Với những thông tin cơ bản trên đã giải đáp được phần nào về từ điển chuyên ngành công nghệ thực phẩm, và giúp bạn đưa ra lựa chọn có nên theo đuổi ngành công nghệ thực phẩm hay không? Tuy nhiên, bên cạnh việc chọn ngành thì chọn trường cũng là vấn đề lớn mà các bạn cần quan tâm.
Đại học Đông Á – Đà Nẵng sẽ là một gợi ý hoàn hảo và phù hợp nhất dành cho bạn. Đây là một trong những ngôi trường đào tạo uy tín hàng đầu khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Hiện tại, trường tuyển sinh ngành công nghệ thực phẩm với các phương thức như sau:
Xét tuyển theo kết quả học bạ THPT bao gồm:
- Xét điểm trung bình 3 năm:
Điểm xét tuyển = TBC lớp 10 + TBC lớp 11 + HK1 lớp 12 + Điểm ƯT ≥ 18.0
- Xét điểm trung bình 3 học kỳ:
Điểm xét tuyển = HK 1 lớp 11 + HK 2 lớp 11 + HK 1 lớp 12 + Điểm ƯT ≥ 18.0
- Xét điểm trung bình 3 môn học lớp 12:
Điểm xét tuyển = ĐTB môn 1 + ĐTB môn 2 + ĐTB môn 3 + Điểm ƯT ≥ 18.0
- Xét điểm trung bình năm lớp 12:
Điểm xét tuyển = Điểm TBC lớp 12 + Điểm ƯT ≥ 6.0
Xét tuyển theo kết quả kỳ thi Tốt nghiệp THPT
Điểm xét tuyển = Tổng điểm thi 3 môn/tổ hợp + Điểm ƯT
Xét tuyển thẳng: theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT
Tham khảo thêm ngành công nghệ thực phẩm làm việc ở đâu để có thêm thông tin về ngành nghề này để đưa ra quyết định cho bản thân.
Hy vọng các chia sẻ về từ điển chuyên ngành công nghệ thực phẩm sẽ là những thông tin hữu ích dành cho các bạn. Nếu bạn có đam mê và muốn theo đuổi ngành công nghệ thực phẩm, hãy cố gắng học tập và đạt kết quả tốt trong kỳ thi sắp tới nhé!
Khoa Công Nghệ Thực Phẩm, Trường Đại học Đông Á, đào tạo ngành Công nghệ Thực phẩm, ngành Nông nghiệp Công nghệ Cao. Thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa chú trọng trang bị cho sinh viên kiến thức lý thuyết vững chắc và kỹ năng thực hành giỏi. Sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận các vị trí quản lý, kỹ sư, kiểm định viên trong các nhà máy chế biến thực phẩm, các công ty nông sản và nhiều tổ chức khác.
Với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và cơ sở vật chất hiện đại, Khoa Thực Phẩm cam kết mang lại môi trường học tập tốt nhất cho sinh viên, giúp họ phát triển toàn diện và đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.