Những khó khăn của ngành kinh doanh quốc tế

Nâng cao ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại trong sản xuất kinh doanh

Những khó khăn của ngành kinh doanh quốc tế được nhiều người quan tâm tìm hiểu khi có ý định tham gia vào ngành học này. Cùng Đại học Đông Á tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.

Những khó khăn trong lĩnh vực Kinh doanh Quốc tế

Thứ nhất là doanh nghiệp chưa nắm bắt được đầy đủ thông tin về Hiệp định Thương mại tự do – FTA. Do đó không xác định được tác động của FTA lên các hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy, doanh nghiệp không có sự chuẩn bị tốt nhất trong quá trình hội nhập kinh doanh.

Thứ 2 là doanh nghiệp chưa chú trọng cải thiện về chất lượng sản phẩm và chiều sâu trong công tác quản lý. Điều này gây ra nhiều thách thức và khó khăn đối với hàng hóa của các nhà sản xuất trong nước.

Thứ 3 là nguồn lực của doanh nghiệp Việt Nam bao gồm nguồn vốn, chất lượng nguồn lao động, trình độ khoa học kĩ thuật, ứng dụng công nghệ… chưa tạo được ưu thế. Do đó việc quản lý, vận hành của doanh nghiệp không đạt được những hiệu quả như mong đợi.

Thứ tư là doanh nghiệp chưa có tầm nhìn và những chiến lược mang tính bền vững. Điều này khiến doanh nghiệp không thể khai thác và tận dụng những lợi thế cạnh tranh dài hạn

Thứ năm là công tác quản lý, đào tạo nhân lực còn lỏng lẻo. Để phát triển doanh nghiệp thì yếu tố nhân lực cần được quan tâm hàng đầu. 

Những khó khăn trong lĩnh vực Kinh doanh Quốc tế
Những khó khăn trong lĩnh vực Kinh doanh Quốc tế

Khó khăn sinh viên ngành Kinh doanh Quốc tế phải đối mặt

Khi theo học mã ngành kinh doanh quốc tế thì sinh viên có thể sẽ gặp phải những khó khăn như:

Khó khăn về môi trường kinh tế: Có thể thấy, mỗi khu vực, quốc gia đều ban hành các Bộ luật kinh tế và văn hóa kinh doanh khác nhau dựa trên tốc độ phát triển kinh tế của từng khu vực, lĩnh vực. Do đó, khi tiếp cận và làm việc trong những môi trường kinh doanh khác nhau các bạn cần phải đối mặt với những khó khăn nhất định.

Khó khăn về văn hoá: Rào cản về ngôn ngữ, tôn giáo, vị trí địa lý, và văn hóa ứng xử chắc chắn là khó khăn khi tiếp cận ngành này. Do đó, sinh viên cần chủ động mở rộng tầm nhìn và thế giới quan để nhanh chóng thích nghi.

Giải pháp để có thể hội nhập thành công trong ngành KDQT

Để vượt qua những khó khăn của ngành kinh doanh quốc tế và hội nhập thành công, ngành cần phải thực hiện những giải pháp sau đây:

Tăng cường xây dựng chiến lược thị trường, chiến lược phát triển trong hội nhập

Doanh nghiệp cần có sự xem xét lại và tính toán lại toàn bộ chiến lược kinh doanh song song với quá trình xây dựng văn hóa kinh doanh trong thời kỳ hội nhập.

Có thể thấy, thời kỳ hội nhập đem lại nhiều cơ hội cũng như những khó khăn của ngành kinh doanh quốc tế trọng cạnh tranh. Cần nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước so với các doanh nghiệp nước ngoài. Do đó, doanh nghiệp cần xem xét kế hoạch kinh doanh dựa trên năng lực của mình hoặc thông qua liên kết, liên doanh.

Nâng cao ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại trong sản xuất kinh doanh

Việc ứng dụng khoa học công nghệ đóng vai trò quan trọng, đặc biệt với sự phát triển của thời đại 4.0. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ cần phải tập trung vào những sản phẩm chủ lực của mỗi doanh nghiệp và nghiên cứu sản phẩm của đối thủ để đưa ra giải pháp cải thiện mẫu mã, chất lượng nhằm xây dựng thương hiệu, tăng tỷ lệ tìm kiếm thị trường cho sản phẩm.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Chủ động áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật về năng suất, chất lượng

Để phát triển bền vững trên thị trường thì các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đều phải được bảo đảm bằng những tiêu chuẩn được thế giới công nhận. Do đó, mỗi doanh nghiệp cần phải xây dựng các hệ thống quản lý chất lượng như :

  • Tiêu chuẩn ISO 9000 về quản lý chất lượng
  • Tiêu chuẩn ISO 14000 về quản lý môi trường
  • Tiêu chuẩn OHSAS 18000 về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp
  • Tiêu chuẩn HACCP/ISO 22000 về quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, … 

Phát triển nguồn nhân lực

Nhân lực và yếu tố nòng cốt để phát triển doanh nghiệp. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần có các biện pháp, kế hoạch để phát triển nhân lực, chăm lo đời sống nhân lực về tất cả các khía cạnh. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phát triển những chiến lược đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài nhằm nâng cao sức mạnh vững chắc của doanh nghiệp.

Mở rộng liên kết, liên doanh

Trong thời kỳ hội nhập, việc liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp có ý nghĩa lớn để doanh nghiệp phát triển lâu dài, bền vững. Doanh nghiệp cần có sự “vươn tầm” trong thời kỳ này. Bởi khi có sự mở rộng liên kết, hợp tác thì mới có thế mạnh trong việc phát triển thị trưởng, tìm kiếm được thị trường mới tiềm năng. 

Mở rộng liên kết, liên doanh
Mở rộng liên kết, liên doanh

Đại học Đông Á giải quyết những khó khăn của sinh viên như thế nào?

Đại học Đông Á là một trong những trường đại học được đánh giá cao trong việc áp dụng những phương pháp dạy thực tiễn cho sinh viên ngành Kinh doanh Quốc tế. Theo đó, sinh viên được trang bị những kiến thức cơ bản đến chuyên sâu để có nền tảng vững chắc khi tham gia các hoạt động thực hành.

Sinh viên được tiếp cận với những xu hướng kinh tế mới nhất để vận dụng các kiến thức, kỹ năng của mình có thể phân tích những thời cơ, thách thức mà doanh nghiệp cần đối mặt.

Sau khi ra trường, các bạn có đủ tiêu chuẩn tuyển dụng để dễ dàng tìm việc với mức lương hấp dẫn.

Hy vọng những thông tin giải đáp về những khó khăn của ngành kinh doanh quốc tế ở bài viết trên sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn trong quá trình học tập và làm việc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *