Bạn đang cảm thấy quá khó khăn khi học thêm một ngoại ngữ mới? Bạn mất nhiều thời gian nhưng vẫn chưa thấy hiệu quả? Dưới đây là những phương pháp học ngoại ngữ vô cùng mới mẻ, cùng theo dõi nhé!
Phương pháp 1 : Học từ vựng
Từ vựng chính là một phương pháp học ngoại ngữ hiệu quả, nên việc tiếp cận từ vựng ngay từ những ngày đầu là hướng đi đúng của rất nhiều người. Cách mà trẻ em học ngôn ngữ khi còn nhỏ là bắt đầu bằng phương pháp từ vựng, thông qua việc liên kết một từ ngữ bất kỳ với hình ảnh hay các đối tượng tương ứng. Ví dụ, khi người mẹ chỉ vào các quả bóng có màu sắc khác nhau thì trẻ em có thể kể tên ra các màu sắc của từng quả bóng.
Ưu điểm của phương pháp tự học ngoại ngữ về từ vựng này là giúp cho việc ghi nhớ đạt được hiệu quả nhanh chóng và đặc biệt là ở thời điểm học ban đầu. Hình ảnh có thể giúp người học ghi nhớ các từ trực quan và sinh động. Và việc học thuộc lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ khiến từ ngữ khắc sâu hơn trong trí nhớ và khó bị thay đổi.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là thiếu sự liên kết bởi nó tập trung nhiều vào từ vựng. Tuy người học nắm bắt nhiều từ vựng là tốt, nhưng nếu thiếu kiến thức về ngữ pháp thì sẽ không biết cách sử dụng khối lượng từ mà mình có được.
Phương pháp 2 : Dịch đôi
Phương pháp dịch đôi thường được sử dụng trước năm 1900. Họ sẽ lựa chọn một cuốn sách xuất bản bằng ngôn ngữ mình đang học và một cuốn từ điển ngôn ngữ mẹ đẻ. Sau đó kết hợp đọc sách và tra từ điển để giải nghĩa từ hoặc cụm từ khó hiểu. Tiếp tục, họ sẽ sử dụng từ điển để dịch lại bản dịch sang ngôn ngữ mà họ đang học. Và cuối cùng là kiểm tra lại bản dịch so với bản gốc.
Phương pháp tự học ngoại ngữ về dịch đôi này chỉ thực sự hữu ích đối với người muốn học đọc hoặc không có nhu cầu học kỹ năng nghe nói. Người học thường sẽ muốn nghiên cứu tài liệu chuyên sâu và chưa thực sự có nhu cầu tự học ngôn ngữ toàn diện. Do chỉ tập trung vào đọc hiểu, nên người học sẽ không thể tư duy và bị hạn chế tiếp cận kỹ năng nghe, nói, viết. Hay thậm chí là bị phụ thuộc từ điển quá nhiều.
Phương pháp 3 : Tiếp cận trên ngữ pháp
Việc tiếp cận ngôn ngữ thông qua ngữ pháp là một trong những phương pháp học ngoại ngữ siêu tốc. Và chúng thường sẽ có trong các cuốn sách tự học ngoại ngữ hay sách giáo trình cũ. Trong mỗi chủ đề học, thì sẽ cung cấp một vài từ vựng và các quy tắc ngữ pháp cần nhớ. Người học cần làm bài tập, để đảm bảo được cách thức sử dụng ngữ pháp. Và các bài học tiếp theo sẽ được xây dựng dựa trên các từ vựng đã học, nhưng lại áp dụng vào quy tắc ngữ pháp mới.
Mục tiêu của phương pháp tiếp cận trên ngữ pháp là chủ yếu tập trung vào kỹ năng đọc và viết. Khi người học đã nắm vững được các quy tắc ngữ pháp thì sẽ dễ dàng cho việc sử dụng từ vựng mới ngoài bài học.
Còn nhược điểm của phương pháp này là đòi hỏi bạn phải học thuộc nhuần nhuyễn rất nhiều quy tắc ngữ pháp. Làm cho bạn sẽ cảm thấy chán nản và mệt mỏi ở giai đoạn đầu. Và sau khi đã nắm vững quy tắc, thì họ lại có quá ít từ vựng để có thể bắt đầu sử dụng ngôn ngữ.
Phương pháp 4 : Giao tiếp
Giao tiếp là một phương pháp học ngoại ngữ khá phổ biến, đang được sử dụng trong việc giảng dạy của nhiều trường lớp đào tạo ngôn ngữ hiện nay. Trong một lớp học, các học sinh sẽ được chia thành các nhóm nhỏ với nhiệm vụ ôn luyện bài học theo chủ đề. Và sẽ tập trung vào một kỹ năng nhất định chẳng hạn như kỹ năng tiếp thu là đọc hoặc nghe, hay kỹ năng sản xuất là viết hoặc nói. Trọng tâm của phương pháp này là giúp cho người học tăng tốc về quá trình tiếp nhận ngôn ngữ và học được toàn diện bốn kỹ năng cơ bản. Đặc biệt là có thể áp dụng kiến thức học ra ngoài thực tế.
Phương pháp giao tiếp thường sẽ hướng tới nhóm học sinh phổ thông. Khi đã có một nền tảng vững chắc, thì người học sẽ có thể tiếp tục học cao hơn hay sử dụng kỹ năng đó vào trong đời sống sinh hoạt thông thường.
Do tập trung vào cả bốn kỹ năng, nên tiến trình học có thể sẽ chậm hơn các phương pháp khác.
Phương pháp 5 : Đắm mình trong ngôn ngữ
Không những học thông qua các tài liệu, sách vở mà việc đắm mình trong ngôn ngữ sẽ là một phương pháp học ngoại ngữ nhanh và hiệu quả. Để trau dồi thêm thì bạn hãy nghe nhạc, nghe đài, xem chương trình truyền hình và phim ảnh bằng ngôn ngữ mình đang học. Hay cũng có thể đi du lịch đến quốc gia có sử dụng ngôn ngữ này để giao tiếp với người bản ngữ.
Ưu điểm của phương pháp đắm mình trong ngôn ngữ này chính là không cần dùi mài vào sách vở. Khi đắm mình trong ngôn ngữ, bạn sẽ để mọi thứ chảy trôi theo tự nhiên vào não bộ và tiếp nhận chúng bằng các giác quan.
Đây là phương pháp học ngoại ngữ được khuyến khích dành cho trẻ nhỏ vì chúng chưa biết mặt chữ, nên có thể học ngôn ngữ theo một cách tự nhiên bằng những hoạt động thường ngày.
Nhược điểm của phương pháp đắm chìm trong ngôn ngữ là hạn chế về kỹ năng đọc.
Phương pháp 6 : Luyện khả năng nghe, đọc, nói, viết
Khi bạn đã có vốn từ vựng kha khá và hiểu được các cấu trúc ngữ pháp, thì bạn có thể thử sức bằng cách bắt đầu viết tiểu luận, xem chương trình TV, hay đọc sách và trò chuyện. Đó chính là một trong những phương pháp học tốt ngoại ngữ. Hay thậm chí là giúp bạn khám phá thêm được những từ mới hoặc các cấu trúc hay ho khác.
Bạn hãy đọc về những đề tài yêu thích của mình để tạo cảm hứng trong học tập. Nhằm trau dồi kỹ năng đọc cũng như tiếp thêm nguồn kiến thức mới cho bạn.
Còn đối với kỹ năng viết, bạn nên viết những gì mình muốn có thể là các hoạt động cá nhân, suy nghĩ thường nhật hay về các bài báo, bài phê bình. Mục tiêu chính của kỹ năng viết là để sửa sai và tiếp thêm tài nguyên học. Nên bạn đừng ngại ngần sáng tạo bất cứ điều gì bạn muốn nhé!
Khi luyện nói, bạn hãy cố gắng diễn đạt bằng ngôn ngữ mình đang học và không sử dụng tiếng mẹ đẻ. Để có thể tìm ra lỗ hổng trong kiến thức của bạn và sau đó trau dồi nó. Bạn nên giao tiếp với người bản ngữ bằng cách sử dụng các ứng dụng trò chuyện trực tuyến như zalo, messenger,… Càng giao tiếp nhiều thì bộ não sẽ càng thích nghi nhanh hơn.
Phương pháp 7 : Học phát âm chính xác
Học phát âm chính xác cũng nằm trong các phương pháp học ngôn ngữ Anh hiệu quả. Bạn nên dành thời gian đầu của mình cho việc phát âm, để có thể làm quen được với âm thanh ngôn ngữ mới. Cách phát âm cũng tương tự như cách đánh vần từ.
Ví dụ như, từ mới của tiếng Pháp sẽ dễ nhớ hơn nhiều nếu bạn biết liên hệ giữa chính tả và âm thanh của nó. Bạn có thể học phát âm chính xác bằng cách học cách đánh vần các nguyên âm, phụ âm dựa vào bảng chữ cái IPA.
Trên đây là tổng hợp những phương pháp học ngoại ngữ hữu ích. Hy vọng qua bài viết này, các bạn có thể rút ra nhiều bài học hay để học tốt tiếng Anh. Bạn nên lập ra cho mình mục tiêu rõ ràng bằng kế hoạch học nghiêm túc để đảm bảo trình độ ngoại ngữ của bạn ngày càng tiến bộ. Và đừng quên tìm cho mình một trong những trường có ngành ngôn ngữ anh chất lượng. Chúc các bạn sớm đạt được thành công!
Khoa Ngôn Ngữ và Văn Hoá Anh, Đại học Đông Á, được thành lập vào tháng 9 năm 2007. Chuyên đào tạo ngôn ngữ Anh cho sinh viên ở mọi bậc học, khoa cam kết giúp sinh viên giao tiếp thành thạo tiếng Anh, đạt chuẩn đầu ra IELTS và B1 Cambridge.
Với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất hiện đại và phương pháp giảng dạy tích cực, khoa không ngừng cải tiến chương trình đào tạo, tổ chức các hoạt động ngoại khóa và nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng giáo dục. Học tại khoa, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết cho sự nghiệp tương lai trong môi trường toàn cầu hóa.