Đối với người lao động thì mỗi tổ chức đều có những triết lý quản trị nhân lực xây dựng và duy trì trong đó để đối xử với người lao động. Triết lý quản trị nhân lực còn dựa vào những quan niệm và yếu tố con người trong lao động sản xuất phục vụ. Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về triết lý quản trị nhân lực là gì nhé.
Thuyết X – Triết lý quản trị nhân lực
Điều đầu tiên về thuyết X là: Con người về bản chất thực sự không muốn làm việc. Họ cho rằng cái mà họ làm không quan trọng bằng cái mà họ sẽ kiếm được. Vì thế mà họ không muốn làm một công việc mang tính chất nặng nhọc vất vả và đòi hỏi tính sáng tạo cũng như kiên nhẫn của họ.
Những nhà quản trị cần phải thường xuyên giám sát và theo dõi chặt chẽ cấp dưới hai người lao động.
Phân chia công việc thành những phần nhỏ dễ làm và dễ thực hiện.
Áp dụng những quy luật trật tự rõ ràng và có những chế độ khen thưởng hay trừng phạt nghiêm khắc.
Học thuyết X này cũng phải là tác động đến người lao động khiến cho họ cảm thấy sợ hãi và lo lắng.
Hơn thế nữa còn khiến cho họ chấp nhận cả những việc nặng nhọc hay vất vả miễn là họ được trả công xứng đáng và cũng như một người chủ công bằng.
Hậu quả của học thuyết này sẽ tác động không tốt đến việc duy trì hay phát triển nguồn nhân lực. Vì điều này sẽ khiến người lao động cảm thấy bị lợi dụng, tổn hại thể lực về lâu dài sẽ mất đi tính sáng tạo và kiên nhẫn.
Thuyết Y
Đối với học thuyết Y trong triết lý quản trị nhân lực cho rằng con người muốn cảm thấy mình có ích và có tầm quan trọng muốn chia sẻ trách nhiệm và tự khẳng định mình. Con người muốn tham gia vào công việc chung. Con người có những tiềm năng rất lớn cần được khai thác và phát huy nó.
Quản lý hay cấp trên cần phải để cấp dưới thực hiện những quyền tự chủ nhất định và quyền kiểm soát bản thân trong quá trình làm việc.
Nên tạo dựng mối quan hệ để dễ dàng hiểu biết và thông cảm lẫn nhau giữa cấp trên và cấp dưới.
Với những quan điểm trên đã khiến cho người lao động cảm thấy mình có ích và quan trọng. Họ sẽ cảm thấy có trách nhiệm hơn trong một tập thể nhất định nào đó. Và điều đặc biệt hơn đó là họ cảm thấy cần phải tự nguyện tự giác và tận dụng hết những tiềm năng của mình để làm việc hiệu quả hơn.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Thuyết Z
Học thuyết Z trong triết lý quản trị nhân lực là gì? Là học thuyết khá đặc trưng với mô hình quản trị của Nhật Bản. Với mô hình này cho rằng sự tư duy sự thông minh không phải bằng kỹ thuật hay công cụ quản lý hiệu quả mà là bằng cách nhìn của người quản lý đối với người bị quản lý.
Nội dung của học thuyết Z này được tóm gọn lại như sau: Năng suất đi đôi với niềm tin, phương pháp quản lý là loại bỏ lòng nghi ngờ và đố kỵ. Cần phải thuốc đầy niềm tin Nhờ vào sự thẳng thắn và trung thực của những cá nhân cùng làm việc với nhau. Công nhận liên đới trách nhiệm trong công việc sẽ là động lực để tăng năng suất lao động.
Hơn thế nữa học thuyết này còn cho rằng sự tinh tế trong những mối quan hệ ứng xử giữa con người với con người đem lại cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Tính thân mật là một trong những yếu tố quan trọng của một xã hội lành mạnh. Tình thân là loại bỏ những hành vi vị kỷ và bất lương trong nội bộ của tổ chức.
Học thuyết này còn nêu cao tính cộng đồng, một người vì mọi người. Mỗi người là một phần nhỏ không thể thiếu trong tập thể, lôi cuốn mọi người vào trong quá trình ra quyết định. Đối với học thuyết Z không dùng những kích thích cá nhân trả lương theo sản phẩm hay tăng lương theo năng suất lao động và không có danh hiệu cá nhân xuất sắc. Chế độ làm việc suốt đời và gắn cuộc đời mình vào các thế hệ sau với tổ chức là đặc điểm quan trọng nhất của toàn bộ hệ thống quản lý Nhật Bản.
Những nội dung của học thuyết được cụ thể dưới những đặc điểm sau đây:
- Đáp ứng được đời sống công tác lâu dài cho người lao động và bầu không khí gia đình trong tổ chức.
- Duy trì tính công bằng đối với tất cả những người lao động có năng lực như nhau và sự bình đẳng.
- Khi thăng tiến trong công việc phải có từ thời điểm theo quá trình công tác của người lao động.
- Phải trải qua những quá trình đảm nhiệm công việc ở các lĩnh vực khác nhau.
- Phải biết đặt lợi ích của tổ chức nên trên lợi ích của cá nhân.
- Luôn đặt niềm tin vào người lao động để tạo cho các thành viên tự khẳng định vai trò cũng như vị trí của mình trong một tổ chức nào đó.
- Tạo cho người lao động có tinh thần trách nhiệm cũng như tham gia vào việc ra những quyết định.
Như vậy trên đây là những học thuyết về triết lý quản trị nhân lực mà chúng tôi đã đề cập đến trong bài viết này. Hi vọng rằng những học thuyết này sẽ có ích đối với bạn.
Khoa Quản Trị Kinh Doanh tại Đại học Đông Á đào tạo các ngành hot như Quản trị kinh doanh, Quản trị văn phòng, Quản trị nhân lực, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Kinh doanh quốc tế và Thương mại điện tử.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm, Khoa hợp tác với hơn 50 doanh nghiệp trong và ngoài nước, mang đến cơ hội thực tập và việc làm hấp dẫn. Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và nhiều dự án nghiên cứu khoa học giúp sinh viên nắm bắt xu hướng nghề nghiệp tương lai.
Hãy cùng chúng tôi định hướng ngành học phù hợp và xây dựng sự nghiệp thành công!