Bậc học tiểu học là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục phổ thông. Giáo dục tiểu học thực hiện trong 5 năm học, từ lớp 1 đến lớp 5. Đây là bậc học đóng vai trò nền tảng quan trọng đối với trẻ em. Vai trò của giáo dục Tiểu học Việt Nam là gì? Cùng đi tìm câu trả lời cho vấn đề này nhé.
Mục tiêu của hệ giáo dục Tiểu học
Mục tiêu chung của hệ thống giáo dục phổ thông là giúp người học phát triển toàn diện cả về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, sự năng động, sáng tạo, bước đầu hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, tạo bước đệm cho học sinh tiếp tục học lên các cấp học cao hơn hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Theo Luật giáo dục, mục tiêu của ngành giáo dục tiểu học là giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng và lâu dài về các mặt Đức – Trí – Thể – Mĩ và các kỹ năng cơ bản để học sinh học tiếp cấp trung học cơ sở.
Bậc học tiểu học cũng có một mục tiêu khác là xây dựng bậc học lành mạnh, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển bền vững và cơ bản đạt trình độ tiên tiến.
Bậc học tiểu học giúp tất cả học sinh biết đọc, biết viết và biết tính toán với các con số ở mức căn bản, thiết lập những hiểu biết căn bản về khoa học, toán học, địa lý, lịch sử và khoa học xã hội.
Vai trò của giáo dục Tiểu học Việt Nam là gì?
Dựa theo Điều lệ Trường Tiểu học, đây là cơ sở giáo dục, bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Vì thế, bậc học tiểu học cần đáp ứng những yêu cầu về nội dung và các phương pháp giáo dục tiểu học. Vậy cụ thể vai trò của giáo dục Tiểu học Việt Nam là gì?
Giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có những hiểu biết cơ bản và cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người. Học sinh được trang bị các kỹ năng cơ bản như nghe, nói, đọc, viết, tính toán. Bên cạnh đó là các thói quen cá nhân tốt như rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, hiểu biết hoặc có đam mê về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật.
Về phương pháp giáo dục, phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở tiểu học phải phát huy tốt tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng khả năng tự học và khả năng làm việc nhóm. Bên cạnh đó, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đồng thời đem lại hứng thú học tập cho học sinh.
Nhà Trường Tiểu học có nhiệm vụ tổ chức giảng dạy, học tập và tổ chức các hoạt động giáo dục khác theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Một số vấn đề cơ bản về giáo dục bậc Tiểu học
Quá trình dạy học là hoạt động thống nhất giữa giáo viên và học sinh. Trong hoạt động đó, giáo viên giữ vai trò hướng dẫn, tổ chức, điều hành và điều chỉnh hoạt động của học sinh. Học sinh giữ vai trò tích cực, tự giác thông qua nỗ lực của bản thân nhằm đạt tới mục đích của việc dạy học.
Quá trình này là một hoạt động riêng biệt và là bộ phận của quá trình sư phạm, có ý nghĩa đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục.
Dạy và học là con đường ngắn nhất giúp học sinh nắm được một lượng tri thức lớn, tích lũy qua thời gian của nhiều thế hệ thầy và trò. Đây cũng là phương tiện mang lại hiệu quả lớn trong quá trình phát triển năng lực trí tuệ của học sinh.
Tại Hội nghị tổng kết năm học 2019-2020 và định ra phương hướng nhiệm vụ năm học 2020-2021, Bộ GD&ĐT đã nêu lên 8 nhóm vấn đề giáo dục Tiểu học cần làm tốt.
- Tạo hành lang pháp lý cho giáo dục Tiểu học
- Chương trình SGK và đổi mới dạy học, kiểm tra đánh giá
- Nâng chuẩn giáo viên sao cho hiệu quả, thiết thực
- Giải bài toán trường lớp và trang thiết bị dạy học
- Đổi mới quản trị nhà trường
- Sát sao chỉ đạo chuyên môn của Phòng Tiểu học
- Tinh gọn bộ máy phải tính đến hiệu quả
- Phối hợp chặt chẽ với Vụ giáo dục Tiểu học và các Vụ, cục liên quan
Trên đây mà một số yếu tố trả lời cho câu hỏi “Vai trò của giáo dục Tiểu học Việt Nam là gì?”. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn. Nếu bạn có đam mê và mong muốn theo đuổi nghề giáo viên Tiểu học hãy bắt đầu tìm hiểu ngành sư phạm tiểu học thi khối gì để có thể chuẩn bị hành trang kiến thức và tự tin xét tuyển ngành này. Cùng giải mã những vấn đề khác trong những bài viết tiếp theo của Đại Học Đông Á nhé!
Khoa Sư Phạm tại Đại học Đông Á gồm các ngành: Ngành Giáo dục Mầm non, Ngành Giáo dục Tiểu học & Ngành Tâm lý học.
Với tầm nhìn trở thành khoa sư phạm uy tín tại miền Trung và Tây Nguyên, Khoa Sư Phạm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu, đồng thời hợp tác với các tổ chức và trường đại học khác để tạo ra những ảnh hưởng tích cực đến giáo dục Việt Nam và toàn cầu.
Khoa Sư Phạm tại Đại học Đông Á cam kết mang lại chương trình đào tạo chất lượng, giúp sinh viên nắm vững kiến thức và kỹ năng cần thiết, chuẩn bị hành trang vững chắc cho sự nghiệp giáo dục trong tương lai.