• hotline dh dong a
    Hotline
    0935 831 519
  • gio lam viec
    Giờ làm việc
    Thứ 2 - 7 : 7h30 - 17h30
  • dia chi truong dong a
    Địa chỉ
    33 Xô Viết Nghệ Tĩnh - Q. Hải Châu - ĐN
dm7Rgg'T;f7Luy>~3`q4@M+[Z^qC,m{u~nG8*qc:5[B)De

Cổng thông tin tuyển sinh trường Đại học Đông Á Đà Nẵng

[Giải đáp] Sau khi biết điểm chuẩn thí sinh cần làm gì?

[Giải đáp] Sau khi biết điểm chuẩn thí sinh cần làm gì?

Sau khi biết điểm chuẩn thí sinh cần làm gì tiếp theo là câu hỏi được nhiều phụ huynh học sinh băn khoăn. Mặc dù thời gian tuyển sinh vẫn chưa chính thức diễn ra, nhưng các thí sinh cần chuẩn bị tinh thần trước để không bỡ ngỡ và lúng túng về vấn đề này.

Với thí sinh trúng tuyển nguyện vọng 1

Sau khi có thông báo điểm chuẩn khối ngành mình đăng ký đối chiếu với điểm số của mình, các thí sinh có thể biết mình đã đậu hay chưa. Đối với những học sinh đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1, thí sinh cần làm gì sau khi biết điểm chuẩn? Đừng lo, tham khảo các gợi ý dưới đây nhé:

Chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ nhập học

Nếu đang băn khoăn sau khi biết điểm chuẩn thí sinh cần làm gì thì việc đầu tiên đó chính là chuẩn bị giấy tờ hồ sơ cho việc nhập học. Bạn cần theo dõi các thông báo của trường về thời gian nộp hồ sơ, xác nhận nhập học, các hồ sơ cần thiết để cập nhật kịp thời và đúng nhất. Tùy vào mỗi trường đại học mà sẽ có thông báo cụ thể trong giấy báo trúng tuyển. Tuy nhiên hầu hết khi chuẩn bị hồ sơ nhập học đều cần các giấy tờ sau:

  • Giấy báo nhập học.
  • Bản sao học bạ THPT có chứng thực.
  • Bản sao công chứng giấy khai sinh.
  • Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời hoặc bằng tốt nghiệp Trung học Phổ thông.
  • Bản sao có chứng thực các giấy tờ pháp lý để xác nhận đối tượng ưu tiên (nếu có).
  • Bản photo hộ khẩu có chứng thực đối với thí sinh trúng tuyển thuộc diện ưu tiên.
  • Bản photo CMND hoặc Thẻ căn cước công dân (có công chứng).
  • Ảnh nhỏ 3×4 hoặc 4×6. (chuẩn bị tối thiểu 4 ảnh).
  • Hồ sơ trúng tuyển theo mẫu Bộ giáo dục (Lý lịch học sinh – sinh viên).
  • Sổ Đoàn, giấy giới thiệu sinh hoạt Đảng (nếu có).

Lưu ý có những giấy tờ cần được công chứng, nên thí sinh cần thực hiện đúng để tránh sai sót và rắc rối khi nhập học.

sau khi biet diem chuan thi sinh can lam gi
Với thí sinh trúng tuyển nguyện vọng 1

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Chuẩn bị tiền đóng học phí

Trong ngày làm thủ tục nhập học, bạn sẽ được yêu cầu thanh toán các khoản phí theo quy định của nhà trường và các phí liên quan như thẻ sinh viên, đồng phục, bảo hiểm y tế, cơ sở vật chất,… Đối với những trường có mức học phí cao bạn phải chuẩn bị một số tiền khá lớn khi nhập học. Thông tin về học phí có thể sẽ được cập nhật trong giấy thông báo trúng tuyển hoặc thông báo cụ thể trên website của trường. Bạn cần lưu ý theo dõi để nắm bắt chính xác.

Chuẩn bị tìm nhà trọ, tìm người ở cùng

Ở các trường đều sẽ có ký túc xá dành cho sinh viên có nhu cầu. Thế nhưng đa số các bạn sinh viên muốn được thoải mái hơn trong việc sinh hoạt nên đã chọn ở trọ. Đối với lần đầu ở trọ chắc chắn sẽ có nhiều bỡ ngỡ. Đặc biệt là các sinh viên năm nhất khi mới nhập học việc tìm phòng trọ cũng là vấn đề khá vất vả.

Lưu ý cho các bạn là hãy tìm kiếm phòng trọ từ những nguồn thông tin đáng tin cây, phải đến xem trực tiếp và hỏi giá, không nên qua trung gian. Với những bạn muốn ở chung, ở ghép để chia đôi tiền phòng cũng nên lưu ý tìm người phù hợp để tránh việc va chạm, cãi vã không đáng có trong quá trình sống chung.

Chuẩn bị xét tuyển đợt 2 nếu trượt

Thí sinh làm gì sau khi biết điểm chuẩn và biết mình trượt nguyện vọng 1? Nếu trong đợt 1 xét tuyển bạn trượt ở tất cả các nguyện vọng đã đăng ký thì vẫn còn cơ hội ở đợt xét tuyển bổ sung. Hầu như các trường đều sẽ có đợt xét tuyển bổ sung nếu chưa đủ chỉ tiêu.

Đi chơi 1 chuyến trước khi bắt đầu học

Có khá nhiều bạn thắc mắc chưa biết làm gì sau khi biết điểm chuẩn đại học. Một gợi ý nhỏ cho bạn đó chính là hãy thưởng cho mình một phần thưởng nhỏ, có thể là một chuyến đi chơi giải tỏa stress trước khi bắt đầu nhập học. Thực sự là một ý tưởng tuyệt vời đúng không nào!

Đối với thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1

Ở trên là chia sẻ vấn đề thí sinh cần làm gì sau khi biết điểm chuẩn đối với những thí sinh đậu nguyện vọng 1. Vậy còn với những thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1 thì sao? Đây cũng là vấn đề cần bàn tới.

Có lẽ ở trường hợp này nhiều bạn sẽ có tâm trạng buồn rầu hoặc chán nản với kết quả của bản thân. Thế nhưng đó mới chỉ là một phần của công cuộc học hành, chúng ta vẫn còn nhiều cơ hội khác nữa. Điều đầu tiên là hãy vực dậy tinh thần của bản thân, xóa bỏ cảm xúc tiêu cực bắt đầu vạch ra kế hoạch tiếp theo cho mình. Nguyện vọng 1 không phải là lựa chọn duy nhất, việc tiếp theo bạn cần làm là:

Thực hiện xác định lại ngành học mình mong muốn, lựa chọn và tìm hiểu thông tin về các trường có xét tuyển nguyện vọng bổ sung và nhanh chóng hoàn thành thủ tục cần thiết.

sau khi biet diem chuan thi sinh can lam gi
Đối với thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1

Không lo điểm chuẩn, yên tâm nhập học cùng Đại học Đông Á

Hiện nay các thí sinh có thể chủ động chọn ngành, chọn Trường để tham gia xét tuyển Đại học từ sớm mà không quá áp lực trước mức điểm chuẩn.

Kể từ năm 2016, Bộ Giáo dục đào tạo cho phép các Trường tự chủ trong tuyển sinh nên hầu khắp các trường Đại học Cao đẳng đều áp dụng phương thức xét tuyển học bạ THPT.

Thí sinh có thể lựa chọn xét tuyển học bạ vào trường mình mong muốn để giảm áp lực thi cử, tăng tỷ lệ trúng tuyển, giảm thiểu rủi ro,…Đại học Đông Á Đà Nẵng là đơn vị đào tạo đa ngành nghề với hơn 40 ngành đào tạo. Hiện nay Nhà trường có đã phân hiệu tại Đăk Lăk nên các thí sinh khu vực Tây Nguyên và miền Nam có thể dễ dàng xét tuyển nhập học.

sau khi biet diem chuan thi sinh can lam gi
Đại học Đông Á nhận hồ sơ xét học bạ với điểm chuẩn đầu vào khá dễ chịu

Với hình thức xét tuyển học bạ bạn dễ dàng chạm tới cánh cửa đại học và đồng hành cùng Đại học Đông Á trong tương lai sắp tới. Thời gian và phương thức xét tuyển học bạ THPT trong đề án tuyển sinh năm 2023 như sau:

Phương thức xét học bạ 3 kỳ:  Điểm XT = HK1 lớp 11 + HK2 lớp 11 + HK1 lớp 12 + Điểm ưu tiên ≥ 18,0 (Ngành: GD Mầm non, GD Tiểu học, Dược ≥ 24.0; Điều dưỡng, Hộ sinh ≥ 19.5)

Phương thức xét điểm trung bình năm 12: Điểm XT = Điểm TBC lớp 12 + Điểm ưu tiên  ≥ 6.0 (Ngành: GD Mầm non, GD Tiểu học, Dược ≥ 8.0; Điều dưỡng, Hộ sinh ≥ 6.5).

Ngoài ra, thí sinh có thể lựa chọn phương thức khác:

Phương thức xét kết quả điểm thi THPT: Điểm XT = Tổng điểm thi 3 môn/tổ hợp + Điểm ưu tiên (Ngành GD Mầm non, GD Tiểu học: Trường có tổ chức thi năng khiếu các môn theo tổ hợp đăng ký xét tuyển hát múa kể chuyện & đọc diễn cảm; Ngành Thiết kế thời trang: Trường có tổ chức thi năng khiếu môn Vẽ; Thời gian thi năng khiếu 2 đợt  từ ngày  01-03/6 và từ ngày 01-03/7; Thí sinh có thể sử dụng kết quả môn thi năng khiếu tại các trường ĐH có tổ chức thi).

Phương thức xét kết quả thi đánh giá năng lực: Xét kết quả thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP. HCM Điểm XT= Kết quả thi ĐGNL + Điểm ưu tiên

Nhà trường bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển học bạ và phương thức xét kết quả thi đánh giá năng lực chia thành các đợt:

  • Đợt 1: Trước 30/4
  • Đợt 2: Trước 31/5
  • Đợt 3: Trước 30/6
  • Đợt 4: Trước 31/7

Như vậy sau khi biết điểm chuẩn thí sinh cần làm gì đã được giải đáp trên đây. Giữa nhiều phương thức xét tuyển, thí sinh nên ưu tiên lựa chọn phương thức có lợi cho mình để tăng cơ hội trúng tuyển, tự tin thi cử và yên tâm nhập học nhé. Chúc các bạn bình tĩnh và vững tâm với con đường mình đã lựa chọn!

Facebook Chat
Zalo Chat
Zalo Chat
Đăng kí XT
Đăng kí
Hotline: 0236 3519 991
Donga University