• hotline dh dong a
    Hotline
    0935 831 519
  • gio lam viec
    Giờ làm việc
    Thứ 2 - 7 : 7h30 - 17h30
  • dia chi truong dong a
    Địa chỉ
    33 Xô Viết Nghệ Tĩnh - Q. Hải Châu - ĐN
dm7Rgg'T;f7Luy>~3`q4@M+[Z^qC,m{u~nG8*qc:5[B)De

Cổng thông tin tuyển sinh trường Đại học Đông Á Đà Nẵng

[Hướng dẫn] Cách viết hồ sơ học sinh sinh viên cực chuẩn xác

[Bật mí] Cách viết hồ sơ học sinh sinh viên cực chuẩn xác

Hồ sơ học sinh sinh viên là một trong những giấy tờ rất quan trọng, chính vì vậy cách viết hồ sơ học sinh sinh viên như thế nào cho đúng luôn là vấn đề được nhiều bạn trẻ quan tâm. Nội dung bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cách điền thông tin hồ sơ học sinh sinh viên để bạn tham khảo nhé.

So sánh sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên với sơ yếu lý lịch xin việc

Trước khi đi sâu vào tìm hiểu cách làm hồ sơ học sinh sinh viên, bạn hãy cùng chúng tôi so sánh sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên và sơ yếu lý lịch xin việc để hiểu rõ hơn về từng loại giấy tờ nhé. 

So sánh sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên với sơ yếu lý lịch xin việc
So sánh sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên với sơ yếu lý lịch xin việc

Giống nhau

Sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên và sơ yếu lý lịch xin việc đều là loại giấy tờ được sử dụng để khai báo các thông tin cá nhân bao gồm: Họ và tên, Ngày sinh, Hộ khẩu,  thông tin bố mẹ và số điện thoại liên hệ. 

Cả 2 loại giấy tờ này đều cần được dán ảnh chân dung vào góc bên trái trên cùng và có đóng dấu giáp lai vào ảnh. 

Về bố cục, cả 2 bản đều cần có thông tin cá nhân, thông tin về thành phần gia đình.

Khác nhau

So với sơ yếu lý lịch xin việc, thông tin khai báo ở sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên hẹp hơn. 

  • Đối với sơ yếu lý lịch HSSV: Tân sinh viên vừa trải qua kỳ thi và trúng tuyển vào các trường ĐH, Cao đẳng cần khai báo về quá trình học tập của bản thân ở các cấp học. Các thông tin không thể thiếu trong bản sơ yếu lý lịch này là số ký hiệu trường, số báo danh, kết quả học tập cuối cấp, ngành học, điểm trúng tuyển, khu vực tuyển sinh, điểm thưởng, lý do được tuyển thẳng hay được thưởng điểm, năm tốt nghiệp. 
  • Đối với sơ yếu lý lịch xin việc: Ngoài các thông tin cá nhân thì cần phải khai báo các thông tin về kinh nghiệm làm việc, khoảng thời gian làm việc trước đó. 

Hướng dẫn viết lý lịch hồ sơ học sinh sinh viên

Hướng dẫn viết lý lịch hồ sơ học sinh sinh viên
Hướng dẫn viết lý lịch hồ sơ học sinh sinh viên

Để giúp các bạn không bị bỡ ngỡ khi điền thông tin hồ sơ lý lịch học sinh sinh viên, chúng tôi xin chia sẻ cách viết hồ sơ học sinh sinh viên như sau:

Trang 1 – Phần bìa và phần lý lịch

  • Phần họ tên: Ở mục này cần viết chữ in hoa và là tiếng Việt có dấu.
  • Ngày/tháng/năm sinh: Ghi đầy đủ và chính xác ngày, tháng, năm sinh của mình trong sổ hộ khẩu.
  • Hộ khẩu thường trú: Ghi đúng theo địa chỉ thường trú ở trên sổ hộ khẩu của gia đình
  • Khi cần báo tin cho ai? ở đâu? Điền thông tin của bố hoặc mẹ và địa chỉ của gia đình
  • Điện thoại liên hệ: Có thể điền số điện thoại bàn/ số điện thoại di động đang sử dụng

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Trang 2 – Phần bản thân học sinh, sinh viên

  • Ảnh: Mục này bạn phải dán ảnh 4×6 của mình ở góc trái phía trên và đóng dấu giáp lai đầy đủ. Lưu ý đây là ảnh mới chụp, không quá 3 tháng. 
  • Họ và tên: Tất cả ký tự viết in hoa có dấu
  • Ngày tháng năm sinh: Điền đầy đủ ngày tháng năm sinh vào 8 ô trống phía dưới.
  • Dân tộc: Ghi dân tộc theo giấy khai sinh
  • Nơi sinh: Điền giống thông tin trong giấy khai sinh
  • Tôn giáo: Thuộc tôn giáo nào điền vào tôn giáo đó, nếu không thuộc tôn giáo thì ghi “Không” (Lưu ý: Không được để trống)
  • Thành phần xuất thân: Nếu gia đình bạn thuộc tầng lớp công nhân/viên chức thì điền “1” vào ô trống, là nông dân điền “2”. Trường hợp thuộc thành phần khác thì ghi “3”.
  • Đối tượng dự thi: Ghi đúng với thông tin có trong giấy báo dự thi, nếu không thuộc đối tượng ưu tiên thì để trống.
  • Ký hiệu trường: Viết mã trường mà bạn có dự định nhập học vào 3 ô trống bên cạnh.
  • Số báo danh: Là số báo danh của bạn trong kỳ thi THPT Quốc gia vừa qua. Trường hợp ưu tiên xét tuyển hoặc tuyển thẳng thì để trống.
  • Kết quả học lớp cuối cấp ở THPT, THBT, THN, TCCN: Bạn cần ghi thông tin kết quả học tập lớp 12 của mình vào đây. Đối với phần yêu cầu ghi xếp loại tốt nghiệp thì bạn bỏ qua.
  • Ngày vào Đoàn TNCS HCM: Ghi theo ngày trên sổ đoàn của mình.
  • Ngày vào Đảng CSVN: Ghi theo thẻ Đảng viên hoặc quyết định kết nạp Đảng. Trong trường hợp chưa kết nạp thì để trống.
  • Khen thưởng/ Kỷ luật: Ghi các thông tin về trường hợp được khen thưởng hay bị kỷ luật.
  • Hộ khẩu thường trú: Ghi đúng thông tin trong sổ hộ khẩu.
  • Diện chính sách: Nếu bạn thuộc diện chính sách nào thì ghi rõ diện chính sách đó vào hồ sơ.
  • Khu vực ưu tiên: Điền đúng khu vực ưu tiên như trong giấy báo dự thi.
  • Đối tượng ưu tiên: Thí sinh thuộc đối tượng nào điền vào khu vực đó.
  • Ngành học: Viết hoa tên ngành mà bạn trúng tuyển vào trường
  • Điểm thi tuyển sinh: Ghi rõ tổng điểm 3 môn xét tuyển (Điểm này đã cộng điểm thường, không tính điểm ưu tiên theo đối tượng hoặc khu vực) và điểm thi của từng môn.
  • Điểm thưởng: Nếu có trong các kỳ thi Quốc gia, Quốc tế.
  • Lý do để được tuyển thẳng và được thưởng điểm: Ghi rõ lý do nếu có, không có lý do thì bỏ trống.
  • Số CMND: Điền đúng như trong CMND
  • Tóm tắt quá trình học tập, công tác và lao động: Ghi rõ các mốc thời gian học tiểu học, THCS, THPT.

Trang 3 & 4 – Thành phần gia đình

  • Cha: Điền đầy đủ họ tên cha, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, hộ khẩu thường trú và thông tin liên lạc khi cần.
  • Hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội: Ghi rõ các mốc/ khoảng thời gian, địa chỉ cơ quan làm việc, chức vụ nếu có.
  • Mẹ: Điền đầy đủ họ tên mẹ, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, hộ khẩu thường trú và thông tin liên lạc khi cần.
  • Hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội: Ghi rõ các mốc/ khoảng thời gian, địa chỉ cơ quan làm việc, chức vụ nếu có.
  • Vợ hoặc chồng: Ghi đầy đủ thông tin nếu có (Bỏ qua nếu chưa có vợ/ chồng)
  • Họ và tên anh chị em ruột: Điền đầy đủ thông tin anh/ chị/ em ruột (nếu có), hiện tại đang làm gì và làm việc ở đâu.

Trang 4: Xác nhận

  • Trong hồ sơ cần có lời cam đoan của người thân trong gia đình rằng những lời khai trên là đúng sự thật. Phụ huynh cần ký tên để xác nhận.
  • Người viết sơ yếu lý lịch ký tên ở góc phải văn bản.
  • Học sinh, sinh viên xin dấu xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú.

Việc ghi hồ sơ học sinh sinh viên không khó, nhưng cần sự tỉ mỉ, chính xác, chỉ cần sai sót nhỏ là bạn sẽ phải làm lại toàn bộ hồ sơ. Hy vọng những thông tin về cách viết hồ sơ học sinh sinh viên được trường Đại học Đông Á chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn cách để tạo nên một bộ hồ sơ hoàn chỉnh, chính xác để việc nhập học trở nên dễ dàng hơn nhé.

Facebook Chat
Zalo Chat
Zalo Chat
Đăng kí XT
Đăng kí
Hotline: 0236 3519 991
Donga University