• hotline dh dong a
    Hotline
    0935 831 519
  • gio lam viec
    Giờ làm việc
    Thứ 2 - 7 : 7h30 - 17h30
  • dia chi truong dong a
    Địa chỉ
    33 Xô Viết Nghệ Tĩnh - Q. Hải Châu - ĐN
dm7Rgg'T;f7Luy>~3`q4@M+[Z^qC,m{u~nG8*qc:5[B)De

Cổng thông tin tuyển sinh trường Đại học Đông Á Đà Nẵng

Cơ hội và thách thức của ngành Du Lịch Việt Nam ở tương lai

Cơ hội và thách thức của ngành Du Lịch Việt Nam ở tương lai

Ngành du lịch Việt Nam ngày càng phát triển và trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong những năm qua. Tuy nhiên, cơ hội và thách thức của ngành du lịch phải đối mặt cũng rất lớn. Các bạn hãy cùng bài viết dưới đây khám phá những bí mật về ngành du lịch nhé!

Sơ lược về Du Lịch VN thông qua các số liệu

Tìm hiểu ngành quản trị du lịch và lữ hành có thể thấy trong những năm gần đây, Việt Nam đang trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn, thu hút nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế. Là một trong 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng tỷ lệ khách quốc tế cao nhất thế giới, thị phần khách quốc tế đến Việt Nam cũng được cải thiện đáng kể. Nhiều doanh nghiệp du lịch lữ hành của Việt Nam ngày càng phát triển và khẳng định được thương hiệu riêng, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới,…

Theo thống kê vài năm trở lại đây, du lịch Việt Nam đã có mức tăng trưởng ngoạn mục với mức trung bình trên 20%/ năm. Năm 2022, Việt Nam đón lượng khách quốc tế cao kỷ lục từ trước tới nay là hơn 18 triệu lượt khách và đang đặt mục tiêu tiếp đón cao hơn trong những năm tới.

Cơ hội của ngành Du Lịch VN

Cơ hội của ngành Du Lịch VN
Cơ hội của ngành Du Lịch VN

Kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu du lịch, khám phá thế giới của con người cũng ngày càng nâng cao. Điều này đã mở ra nhiều cơ hội cho ngành Du lịch Việt Nam.

  • Thứ nhất, Đảng và nhà nước đưa ra các chủ trương, chính sách để hỗ trợ ngành du lịch Việt Nam phát triển. Chính sách cấp thị thực cho khách quốc tế đến Việt Nam được thay đổi góp phần làm tăng trưởng lượng khách nước ngoài đến Việt Nam, tạo đà thuận lợi thúc đẩy ngành Du lịch.
  • Thứ hai, Việt Nam hiện tại thu hút được sự chú ý của nhiều hãng hàng không quốc tế, nhiều đường bay thẳng đến Việt Nam được xây dựng như: Việt Nam – New Zealand, Thổ Nhĩ Kỳ – Hà Nội, …. Một số sân bay cũng được nâng cấp, xây dựng rộng: sân bay Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng,…. tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch.
  • Thứ ba, trong thời gian qua, Việt Nam đã thu hút được nhiều vốn đầu tư vào ngành du lịch, nhiều khu nghỉ dưỡng cao cấp, khách sạn 5 sao được đầu tư. Bên cạnh đó, các dịch vụ du lịch cũng được nâng tầm chất lượng, các hoạt động an ninh đảm bảo an toàn cho du khách cũng được chú trọng nâng cao,…điều này góp phần gia tăng du khách đến.
  • Cuối cùng, với sự phát triển của thời đại công nghệ 4.0 làm thay đổi cách làm du lịch, từ quản lý dịch vụ du lịch và lữ hành tới xúc tiến quảng bá du lịch cũng có sự thay đổi phương thức đi du lịch, chọn nơi lưu trú, thói quen tìm hiểu thông tin.

Thay vì tờ rơi, sách báo,… chuyển sang tra cứu thông tin trên các công cụ hỗ trợ thông minh như: điện thoại, máy tính,.. thông qua các trang mạng xã hội. Các doanh nghiệp có thể tận dụng xu thế này để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp cũng như tiết kiệm chi phi. 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Những thách thức của ngành du lịch Việt Nam

Bên cạnh những cơ hội lớn, ngành du lịch Việt Nam vẫn phải đối những thách thức lớn trên con đường phát triển.

  • Trước hết, thách thức nằm ở việc khai thác tài nguyên du lịch vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có, vẫn chưa khai thác được thế mạnh của từng vùng, từng địa phương. Có những điểm khách tập trung quá đông gây ra tình trạng quá tải nhưng cũng có những điểm lại không thu hút được khách du lịch.
  • Thứ hai, cơ sở vật chất du lịch còn nghèo nàn, thiếu đồng bộ giữa các vùng, nhiều điểm du lịch bị xuống cấp, các dịch vụ đi kèm như: khu vui chơi giải trí, khu lưu trú,… chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch.
  • Thứ ba, một điểm yếu của ngành du lịch Việt Nam đó chính là nguồn nhân lực. Nhân sự ngành du lịch hiện nay thiếu cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là các nhân sự được đào tạo bài bản. 
  • Thứ tư, một số chính sách liên quan đến du lịch hiện nay còn nhiều bất cập cho các doanh nghiệp như: việc cấp visa còn chậm, thời gian thị thực ngắn, gây tâm lý e ngại cho du khách. Đây là rào cản cho việc du khách đến Việt Nam du lịch.
  • Cuối cùng, mức chi tiêu cho các hoạt động quảng bá ngành du lịch của Việt Nam vẫn thấp hơn so với nhiều nước và chưa có nhiều đột phá.

Trước những thách thức như vậy có nên học hướng dẫn viên du lịch không vẫn là dấu hỏi chấm của nhiều bạn trẻ yêu thích ngành này. Hãy tìm hiểu chi tiết tại đường link tên nhé!

Những thách thức của ngành du lịch Việt Nam
Những thách thức của ngành du lịch Việt Nam

Làm sao để Ngành Du Lịch thành kinh tế mũi nhọn của VN

Có thể thấy, cơ hội và thách thức của ngành du lịch Việt Nam vô cùng lớn, nhưng làm sao để ngành Du lịch có thể trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở Việt Nam? Dưới đây là những hiểu biết về ngành du lịch và một số giải pháp để phát triển ngành du lịch:

  • Cải thiện chất lượng dịch vụ, lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách du lịch.
  • Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng, đầu tư nghiên cứu những thay đổi trong thói quen, thị hiếu của khách du lịch.
  • Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao cơ sở vật chất tại các điểm du lịch
  • Mở rộng thị trường, tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch thiết thực và hiệu quả.
  • Đẩy mạnh chất lượng dịch vụ, nâng cao nhận thức cộng đồng về trách nhiệm bảo vệ môi trường du lịch.

Trên đây là những thông tin về cơ hội và thách thức của ngành du lịch Việt Nam hiện nay. Hi vọng những thông tin này có thể giúp ích cho các bạn trong việc lựa chọn, định hướng nghề nghiệp cho bản thân.

Facebook Chat
Zalo Chat
Zalo Chat
Đăng kí XT
Đăng kí
Hotline: 0236 3519 991
Donga University