Bật mí nghệ thuật quản trị kinh doanh mới và hiệu quả nhất

Bật mí nghệ thuật quản trị kinh doanh mới và hiệu quả nhất

Nghệ thuật quản trị kinh doanh là gì? Vận hành nghệ thuật quản trị như thế nào là hiệu quả nhất? Chắc hẳn những ai mới bắt đầu kinh doanh cũng sẽ cảm thấy thắc mắc về những vấn đề này. Đừng lo vì bài viết này sẽ giúp các bạn giải đáp mọi thắc mắc.

Những yếu tố tạo nên nghệ thuật kinh doanh

Đầu tiên chúng ta cần hiểu rõ bản chất của nghệ thuật quản trị kinh doanh. Có 2 yếu tố chính tạo nên giá trị cốt lõi của nó, đó là tiềm lực (sức mạnh) và kiến thức thông tin.

Yếu tố Tiềm lực

Mỗi doanh nghiệp đều sẽ có một tiềm lực nhất định. Đó có thể là tiềm lực về tài chính, tiềm lực về khoa học, công nghệ,… Đây chính là điều kiện để doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động kinh doanh trong môi trường cạnh tranh. Nhiệm vụ của nhà lãnh đạo là phát huy tối đa tiềm lực đó.

Yếu tố Kiến thức thông tin

Yếu tố thứ 2 chính là kiến thức thông tin. Trong kinh doanh, nó được hiểu cụ thể là khả năng nhận biết các quy luật đang diễn ra trong hoạt động kinh doanh. Kiến thức thông tin được thể hiện cụ thể thông qua các cách thực hiện của nhà lãnh đạo. Cụ thể:

  • Biết cách thêm bạn bớt thù, nâng cao lợi ích của doanh nghiệp
  • Biết tạo ra cơ hội, nắm bắt thời cơ một cách đúng đắn.
  • Có kế hoạch chu đáo trong mọi việc
  • Vận hành chiến lược kinh doanh theo cách khoa học nhất
  • Hướng tới mục tiêu lớn nhất là thống lĩnh thị trường
  • Yếu tố cốt lõi trong kinh doanh là cạnh tranh
  • Đảm bảo bí mật trong quản trị: cách thức vận hành, giá cảm, phương hướng thị trường, công nghệ – kỹ thuật,…

Hướng dẫn vận hàng nghệ thuật kinh doanh

Vậy sau khi nó hiểu rõ các yếu tố trong nghệ thuật quản trị, chúng ta sẽ vận hành nó như thế nào? Câu trả lời là chúng ta sẽ vận hành theo 2 bước: Lập kế hoạch và Tìm nguồn nhân lực.

Bước 1: Lên kế hoạch

Để hoạt động quản trị kinh doanh phát huy được tối đa hiệu quả thì việc lên kế hoạch là công việc đầu tiên cần phải thực hiện. Tất cả mọi kế hoạch được đề ra đều hướng tới một mục tiêu chung. 

Trong quá trình quản trị kinh doanh, kế hoạch sẽ được xây dựng theo chu kỳ, có kế hoạch ngắn hạn và kế hoạch dài hạn. Chu kỳ của kế hoạch sẽ căn cứ vào khả năng thực hiện kế hoạch và tiến độ hoàn thành các công việc trong kế hoạch. Nhà quản trị sau khi lên kế hoạch cần đưa ra để các thành viên đóng góp ý kiến, xây dựng hoàn thiện kế hoạch.

Bước 2: Tìm nguồn nhân lực 

Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Nhắc đến quản trị kinh doanh thì không thể bỏ qua quản trị nguồn nhân lực. Nhà lãnh đạo cần phải tìm kiếm, xây dựng nguồn nhân lực vững mạnh cho doanh nghiệp. Bởi đó chính là nguồn chất xám cho quá trình vận hành kinh doanh. Nguồn nhân lực cũng cần được đào tạo, mài dũa, trau dồi trong quá trình làm việc để nâng cao năng lực.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Cách xây dựng thương hiệu trong quản trị kinh doanh

Thông qua quá trình kinh doanh, các công ty đều có mong muốn xây dựng thương hiệu của công ty trở nên lớn mạnh, có vị thế hàng đầu trong lòng công chúng. Điều này cũng nằm trong nghệ thuật quản trị. Vì vậy mà các nhà quản lý doanh nghiệp cần lưu tâm đến. Bên cạnh quá trình vận hành kinh doanh, cần kết hợp các hoạt động quảng cáo, truyền thông để đưa thương hiệu của mình đến gần hơn với công chúng. Hãy áp dụng các nguyên lý trong hoạt động marketing để xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên, đừng làm gì quá đà, hình ảnh mà bạn mong muốn xây dựng cho thương hiệu của mình cần phải phù hợp với tình hình thực tế.

Xem thêm các công việc của ngành quản trị kinh doanh

Trên đây là những giải đáp của chúng tôi về nghệ thuật quản trị kinh doanh. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình điều hành doanh nghiệp. Hãy đón đọc những bài viết tiếp theo của chúng tôi để không bỏ lỡ những thông tin hữu ích. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *