[Giải đáp] Liệu sinh viên năm nhất có nên đi làm thêm không?

Top những ngành "bỏ ít ăn nhiều", hái ra tiền cực khủng

Sinh viên năm nhất có nên đi làm thêm hay không là vấn đề thu hút sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ hiện nay. Để giúp các bạn giải đáp vấn đề này chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin dưới đây, cùng tham khảo nhé.

Nguyên nhân để bạn đi làm thêm

Nguyên nhân để bạn đi làm thêm
Nguyên nhân để bạn đi làm thêm

Trước khi đi tìm đáp án cho câu hỏi sinh viên năm 1 có nên đi làm thêm hay không bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân các bạn sinh viên lựa chọn đi làm thêm nhé.

Thực tế hiện nay, số lượng sinh viên năm nhất đi làm thêm rất nhiều. Chương trình học năm nhất đại học không quá khắt khe, có nhiều thời gian rảnh, thêm vào đó các bạn mong muốn có thêm thu nhập, thử sức bản thân nên đã tìm đến những công việc part-time.

Nếu đơn thuần là công việc làm thêm để có thêm một khoản chi tiêu thoải mái hơn, các bạn có thể lựa chọn những công việc nhẹ nhàng như gia sư, nhân viên order hay làm shipper. Trong đó gia sư rất được ưa chuộng bởi sinh viên năm nhất là người mới tốt nghiệp THPT có thể tận dụng được kiến thức 12 năm đèn sách.

Tuy nhiên nếu bạn mong muốn đi làm thêm để lấy kinh nghiệm thì nên xin vào các vị trí sales, marketing hay tư vấn, chăm sóc khách hàng sẽ phù  hợp hơn cả. Bên cạnh đó việc tiếp cận với những công việc này sẽ giúp bạn tìm thấy được niềm đam mê của mình, tích lũy kinh nghiệm để sau khi ra trường bạn sẽ có dày dặn kinh nghiệm và ứng tuyển vào một công việc hấp dẫn.

Việc làm thêm sẽ có 2 mặt

Bất kỳ vấn đề nào cũng có mặt tích cực và tiêu cực. Đối với vấn đề sinh viên năm nhất đi làm thêm cũng vậy.

Cái lợi khi đi làm thêm thời sinh viên chính là các bạn được trải nghiệm bản thân ở một vị trí mới, tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện các kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề độc lập. Ngoài ra sinh viên đi làm thêm sẽ có thêm thu nhập để trang trải cho cuộc sống. Với những bạn chăm chỉ, tiết kiệm thì khoản thu nhập đó sẽ đỡ một phần gánh nặng không nhỏ cho bố mẹ. Bên cạnh đó, việc đi làm thêm sẽ giúp bạn tạo thêm mối quan hệ mới và rất nhiều bài học thực tế ngoài cuộc sống bạn sẽ gặp mà ở trường học không thể cho bạn.  

Bên cạnh những cái lợi cũng có không ít vấn đề bất cập. Ở thời đại phát triển như hiện nay, tỷ lệ sinh viên năm nhất đi làm thêm bị lừa cũng rất cao.  Lý do chính là các bạn chưa tìm hiểu thông tin một cách kỹ lưỡng đã lao đầu vào đồng ý đi làm.

Có những bạn chỉ nhận công việc part time thôi nhưng lại bị xao nhãng việc học, mải mê kiếm tiền dẫn đến kết quả thi kém và tụt dốc không phanh. Thay vì phải chuẩn bị bài vở chu đáo lên lớp và ôn tập cho các kỳ thi thì các bạn lại bị deadline ở công ty “dí”. Chưa kể một số môi trường làm việc đấu đá nhau sẽ khiến “con nai vàng ngơ ngác” bị stress và lạc lõng trong mớ hỗn độn.

Vậy sinh viên năm nhất có nên đi làm thêm không?

Vậy sinh viên năm nhất có nên đi làm thêm không?
Vậy sinh viên năm nhất có nên đi làm thêm không?

Với những cái lợi và những điều bất cập như chia sẻ trên đây liệu sinh viên năm nhất có nên đi làm thêm không? Sinh viên năm nhất nên đi làm thêm gì? Dưới đây là một số lưu ý về công việc nên làm và công việc nên tránh bạn có thể tham khảo nhé.

Những công việc mà sinh viên năm nhất có thể làm

Trở thành sinh viên năm nhất, bạn muốn tìm một công việc làm thêm cách tốt nhất nên lựa chọn công việc nhẹ nhàng, làm part time để đảm bảo cân bằng thời gian học và làm. Một số công việc bạn có thể cân nhắc lựa chọn gồm:

  • Nhân viên order trong quán cà phê, đồ ăn nhanh, trà sữa
  • Nhân viên bán hàng quần áo, giày dép (làm part-time)
  • Thực tập sinh hoặc học việc
  • Dọn vệ sinh theo giờ
  • Phát tờ rơi
  • Chạy xe ôm công nghệ (Chủ động thời gian, làm vào lúc rảnh)
  • Bán hàng online….

 Một số công việc nên tránh xa

“Chân ướt chân ráo” lên thành phố để học đại học, các bạn sinh viên năm nhất cần tránh một số công việc sau nếu được mời chào:

    • Nhập liệu: Thông thường nhập liệu không có gì là lừa đảo, tuy nhiên một số công ty sẽ yêu cầu bạn nhập mã captcha, khi ký hợp đồng rất dễ yêu cầu các ứng viên cần đóng cọc để duy trì nhưng khi về làm rất khó khăn dẫn đến việc từ bỏ, vừa mất tiền và vừa mất thời gian.
    • Xâu vòng, đan cườm, thêu tranh: Đây là hình thức các bạn nhận việc, nhận nguyên liệu và phải cọc tiền trước. Sau khi chuyển tiền thì bạn sẽ không liên lạc lại được với bên nhận việc.
    • Cài ứng dụng sử dụng và nhận tiền: Nên cảnh giác với loại hình này bởi nguy cơ mất tiền trong tài khoản rất cao
    • Các hình thức đa cấp…

Một số lời khuyên cho sinh viên năm nhất

Là một trong những trường Đại học uy tín có tiếng tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên, trong những năm qua, Đại học Đông Á nhận thấy tỷ lệ sinh viên năm nhất đi làm thêm rất nhiều. Nếu biết chọn đúng công việc, cân bằng thời gian học và làm hiệu quả thì đây là một điều rất tốt, tuy nhiên Đại học Đông Á xin chia sẻ một số lời khuyên đến các bạn sinh viên năm nhất như sau:

Nếu bạn đang thắc mắc “sinh viên năm nhất có nên đi làm thêm hay không?” bạn cần xác định rõ tầm quan trọng của việc đi làm thêm và việc học đại học. Nếu là người quản lý tốt thời gian, quản lý tốt việc học, muốn tích lũy thêm kinh nghiệm và giảm bớt thời gian nhàn rỗi, bạn nên đi làm thêm và làm thêm một cách có chọn lọc. Tức là bạn nên lựa chọn những công việc phù hợp.

Đối với những bạn chưa muốn làm thêm các bạn đừng quá lo sợ sẽ bị thiếu kinh nghiệm. Thay vào đó hãy nỗ lực tận dụng tối đa thời gian để học tập thật tốt. Bởi học tập là công việc chính và ưu tiên hàng đầu, bố mẹ đã cố gắng đầu tư cho bạn có được điều kiện học tập tốt nhất, bạn phải nỗ lực cố gắng để biến “khoản đầu tư” của bố mẹ sinh lời. Điều đó có nghĩa bạn cần học tập tốt, vững vàng với chuyên môn của mình để sau khi ra trường có một công việc phù hợp, một mức thu nhập tương xứng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Chắc hẳn với những thông tin trên đây bạn đã giải đáp được vấn đề sinh viên năm nhất có nên đi làm thêm không. Chúc bạn sẽ có sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp nhất với bản thân và thành công trên con đường mình đã chọn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *