• hotline dh dong a
    Hotline
    0935 831 519
  • gio lam viec
    Giờ làm việc
    Thứ 2 - 7 : 7h30 - 17h30
  • dia chi truong dong a
    Địa chỉ
    33 Xô Viết Nghệ Tĩnh - Q. Hải Châu - ĐN
dm7Rgg'T;f7Luy>~3`q4@M+[Z^qC,m{u~nG8*qc:5[B)De

Cổng thông tin tuyển sinh trường Đại học Đông Á Đà Nẵng

Giải mã những thuật ngữ chuyên ngành Công nghệ thông tin

Giải mã những thuật ngữ chuyên ngành Công nghệ thông tin

Làm việc trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, bạn sẽ gặp phải rất nhiều khái niệm chuyên ngành. Nếu không hiểu đúng về nó, bạn sẽ gặp rất nhiều trở ngại trong quá trình làm việc. Nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn nắm vững một số thuật ngữ chuyên ngành Công nghệ thông tin. Cùng tìm hiểu nhé.

Các thuật ngữ chuyên ngành Công nghệ thông tin

Tương lai ngành công nghệ thông tin là một ngành quan trọng, chuyên môn hóa sâu và yêu cầu cao. Đặc biệt làm việc trong ngành Công nghệ thông tin bắt buộc bạn phải hiểu rõ các thuật ngữ chuyên ngành Công nghệ thông tin sau:

  • Algorithm: Algorithm là thuật toán, được hiểu là trình tự xử lý để có thể thực hiện một tác vụ trên máy tính.
  • Account: Có nghĩa là tài khoản để đăng nhập sử dụng một dịch vụ nào đó. Nhờ có tài khoản này, bạn sẽ được phép truy cập và sử dụng tài nguyên hay tính năng của dịch vụ.
  • Nén dữ liệu: Là việc thu nhỏ dung lượng data, tệp dữ liệu mà không làm mất đi ý nghĩa của nó.
  • Giải nén: Khôi phục lại trạng thái ban đầu của dữ liệu đã bị nén lại.
  • Infrastructure (infra): Đây là những gì cơ bản và cần thiết để có thể thực hiện một việc. Trong CNTT, Infrastructure (infra) được hiểu là các máy móc, thiết bị thiết lập cần thiết để vận hành hệ thống.
  • Wikipedia (wiki): Đây là nền tảng chia sẻ kiến thức toàn cầu phổ biến nhất trên thế giới. Tuy nhiên những kiến thức này là do người dùng đóng góp và được kiểm duyệt bởi một bộ phận người dùng, nên độ chính xác sẽ không đảm bảo 100%
  • Stack Overflow: Đây là tên của một trang web phổ biến và hữu ích dành cho dân IT. Trang web này hoạt động dưới cơ chế hỏi và trả lời, với những câu trả lời được yêu thích nhiều nhất sẽ hiển thị lên trên.
  • Archive: Là phần mềm được sử dụng để tổng hợp nhiều file nhỏ vào 1 file lớn giúp giảm thời gian gửi nhận file qua network
  • Add on / Add in / Extension: Đây là thuật ngữ chỉ chức năng mở rộng được bổ sung cho ứng dụng.
  • Extension: Khi lưu tên file Extension chính là phần đầu tiên phía bên phải của dấu “.”
  • HTML: Là ngôn ngữ mark-up siêu văn bản được sử dụng để tạo ra các trang web. HTML giúp xây dựng cấu trúc logic của văn bản và cho phép chèn các file media như hình ảnh, âm thanh, video vào văn bản.
  • SSL:Secure Socket Layer – một lớp bảo mật cho dữ liệu khi truyền tải giữ máy chủ web và trình duyệt. SSL giúp thông tin truyền đi và nhận về được mã hóa đầu cuối, thông qua đó nâng cao tính bảo mật cho trang web và người dùng website.
  • OS: Là từ viết tắt của Operating System, một hệ thống phần mềm quản lý toàn bộ thiết bị máy tính.
  • Customize: Là thuật ngữ mang nghĩa tùy chỉnh, điều chỉnh lại so với hiện tại.
  • Cookie: Là một dạng bản ghi được tạo ra nhằm mục đích lưu trữ tạm thời trên máy tính thông qua trình duyệt Web giúp các hệ thống tự theo dõi được hành vi duyệt web của người dùng.
  • Control panel: Là menu tập trung các phần mềm để cài đặt vào máy tính OS.
  • Thumbnail: Là những hình ảnh xem trước được thu nhỏ để giúp người dùng có thể nắm bắt được nội dung của tài liệu.
  • Thread: Là tập hợp nhiều bài viết thuộc cùng một chủ đề với nhau.
  • Solution: Là hệ thống thông tin được sử dụng để thực hiện các yêu cầu, giải quyết các vấn đề nghiệp vụ.
  • Database: Là tập hợp tất cả các dữ liệu được chia sẻ bởi người dùng hay các ứng dụng. Ngoài ra còn bao gồm cả hệ thống quản lý
  • Domain: Là địa chỉ của trang web trên Internet.
  • Script: Đây là thuật ngữ để chỉ một chương trình hoặc tập hợp các lệnh được dịch hoặc thực hiện bởi một chương trình khác thay vì vi xử lý của máy tính. Một số ngôn ngữ dùng để viết script bao gồm Perl, VBScript, JavaScript…
  • Hypertext: Là hệ thống văn bản sử dụng máy tính.Bạn có thể chèn thông tịn vị trí của một văn bản vào một văn bản tùy chọn.
  • Bug: Được hiểu là lỗi ở trong các chương trình máy tính.
  • Debug: Là các thao tác để loại bỏ Bug trong quá trình phát triển phần mềm.
  • Firewall: Là thuật ngữ tường lửa chỉ một hệ thống phòng tránh sự xâm nhập từ ngoài vào trong mạng lưới hệ thống của tổ chức.
????  Xem thêm: Đầu ra ngành công nghệ thông tin là gì?

Các từ chuyên ngành Công nghệ thông tin

Ngoài các thuật ngữ chuyên ngành Công nghệ thông tin được chia sẻ trên, để học tập và làm việc tốt trong lĩnh vực này, bạn cũng nên nắm rõ các từ chuyên ngành Công nghệ thông tin sau:

Computer Terminology: Thuật ngữ máy tính

  • Algorithm – Thuật toán
  • Application – Ứng dụng
  • Browser – Trình duyệt
  • Cursor – Con trỏ
  • File – Tập tin
  • Folder – Thư mục
  • Hard Drive – Ổ cứng
  • Hardware – Phần cứng
  • Icon – Biểu tượng
  • Network – Mạng
  • Server – Máy chủ 
  • Software – Phần mềm
  • Source Code – Mã nguồn
  • Virus – Đoạn mã làm hỏng dữ liệu

Job titles-Chức danh công việc

  • Computer analysts – Phân tích máy tính
  • Computer Programmers – Lập trình viên
  • Network administrators – Quản trị mạng
  • Software developers – Nhà phát triển phần mềm
  • Web developers – Nhà phát triển Web

Trên đây là các thuật ngữ chuyên ngành Công nghệ thông tin bạn cần nắm vững nếu muốn trở thành một IT chuyên nghiệp. Việc ghi nhớ các thuật ngữ này không khó và có thể bạn sẽ nắm vững tất cả ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Điều quan trọng nhất chính là bạn phải lựa chọn cho mình một môi trường đào tạo tốt từ kiến thức lý thuyết, kỹ năng chuyên môn đến kỹ năng ngoại ngữ.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

???? Giải Đáp Học Công Nghệ Thông Tin Có Khó Không? Bắt Đầu Từ Đâu?

???? Tìm Hiểu Về Công Nghệ Thông Tin Chuyên Ngành Hệ Thống Thông Tin

Nên học Công nghệ thông tin ở đâu uy tín hiện nay?

Với sự phát triển của ngành Công nghệ thông tin và nhu cầu nhân lực ngành này ngày càng tăng, điều đó đã thúc đẩy nhiều trường Đại học trên toàn quốc đào tạo ngành học này.

Trường Đại học Đông Á – Trường đào tạo ngành công nghệ thông tin ở Đà Nẵng được biết đến là một trong những ngôi trường lớn nhất tại miền Trung – Tây Nguyên đào tạo ngành Công nghệ thông tin.

Nên học công nghệ thông tin ở đâu uy tín
Nên học công nghệ thông tin ở đâu uy tín

Ngành CNTT trường ĐH Đông Á giúp sinh viên có cơ hội tiếp cận với nhiều kiến thức liên quan đến việc nghiên cứu phát triển, gia công hay ứng dụng hệ thống phần mềm. Không chỉ vậy, sinh viên ngành CNTT còn được chú trọng phát triển kiến thức chuyên môn và nhiều kỹ năng cần thiết như thuyết trình, giao tiếp, làm việc nhóm, lập kế hoạch….

Đặc biệt CNTT là một ngành đặc thù, cần hiểu biết về ngoại ngữ nên sinh viên luôn được tăng cường trang bị ngoại ngữ và được tham gia quá trình thực tập, thực tế tại các doanh nghiệp đối tác của trường. Từ đó giúp các em có cơ hội tiếp cận với môi trường việc làm từ sớm để sau khi ra trường dễ dàng hòa nhập và làm việc trong các doanh nghiệp.

Trường đại học đào tạo ngành công nghệ thông tin –  ĐH Đông Á đã và đang hợp tác với rất nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực phần mềm trong nước và quốc tế, điều này góp phần tạo cho các bạn sinh viên cơ hội thực tập hưởng lương và giải quyết vấn đề việc làm sau khi tốt nghiệp.

Chắc hẳn nội dung bài viết trên đây của chúng tôi đã giúp các bạn nắm được một số thuật ngữ chuyên ngành Công nghệ thông tin. Nếu muốn trở thành một IT thực thụ, chuyên nghiệp, hãy luôn nỗ lực, cố gắng học hỏi và trau dồi, phát triển toàn diện bản thân nhé. Chúc bạn thành công.

Facebook Chat
Zalo Chat
Zalo Chat
Đăng kí XT
Đăng kí
Hotline: 0236 3519 991
Donga University