Ngành quản trị khách sạn ngày càng phát triển bởi nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng của khách hàng ngày càng gia tăng. Kinh tế đang dần hồi phục, vậy đâu là cơ hội và thách thức của ngành khách sạn?
Những thách thức của ngành khách sạn ở Việt Nam
Trước diễn biến tình hình dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp, nhiều khách sạn đã phải đóng cửa không hoạt động đón khách nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Điều này đã gây nên không ít khó khăn cho các doanh nghiệp. Hiện tại, một số thách thức mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt như:
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Khó khăn về tài chính
Khi dịch Covid diễn ra, nhiều khách sạn gặp vấn đề khó khăn lớn liên quan đến tài chính. Do thời gian đóng cửa quá lâu khiến cho các hoạt động kinh doanh của khách sạn bị trì trệ. Nhiều cơ sở nghỉ dưỡng, lưu trú hoàn toàn không có doanh thu và buộc phải dừng hợp đồng lao động với nhân viên của mình.
Ngoài ra, nhiều khách sạn cao cấp phụ thuộc nhiều vào lượng khách Quốc tế đang thật sự khó khăn khi Việt Nam chưa nối lại các đường bay với Thế giới. Điều này dẫn đến nhiều khách sạn lớn không có nguồn doanh thu để tiếp tục duy trì hoạt động của khách sạn tốt như ban đầu được.
Phải cạnh tranh nhiều
Trong khi các đường bay Quốc tế bị hạn chế và chưa nối lại thì Việt Nam vẫn có thị trường khách nội địa tương đối lớn. Tuy nhiên, để thu hút được lượng khách nội địa này thì các khách sạn phải cạnh tranh nhau rất lớn. Không chỉ cạnh tranh nhau về giá mà họ còn phải cạnh tranh về cả chất lượng dịch vụ. Để có thể trụ vững và phát triển trước khi khách Quốc tế được trở lại Việt Nam, buộc các doanh nghiệp phải đảm bảo tốt về dịch vụ và cạnh tranh giá.
Hiện tại, để cố gắng duy trình hoạt động của mình, nhiều khách sạn đã giảm giá sâu từ 30-70% tuy nhiên vẫn không có khách. Hầu hết các khách sạn đều tập trung cắt giảm chi phí để có thể đạt được điểm hòa vốn hoạt động.
Làm thế nào để khắc phục khó khăn
Để tiếp tục hoạt động và duy trì khách sạn, một số giải pháp đã được đề ra nhằm giảm thiểu thiệt hại cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khách sạn.
- Cắt giảm ngân sách các hoạt động Marketing: các hoạt động này từ trước tới giờ chiếm một ngân sách khá lớn trong hoạt động quảng bá của doanh nghiệp. Vì vậy, các hoạt động quảng cáo trên các trang Quốc tế cần được cắt giảm hợp lý.
- Cắt giảm nhân sự và thu hẹp dịch vụ: Khi lượng khách đến với khách sạn giảm thì việc giảm thiểu nhân sự là cần thiết. Bởi chỉ cần đủ nhân sự để vận hành khách sạn là cách tốt nhất giúp các đơn vị lưu trú giảm thiểu chi phí tài chính. Bên cạnh đó, việc giảm bớt các loại hình dịch vụ cũng giúp các đơn vị này giảm chi phí duy trì.
Những cơ hội của ngành khách sạn trong tương lai
Đại dịch Covid đã mang đến nhiều cơ hội và thách thức của ngành khách sạn, bên cạnh những thách thức cũng có những cơ hội mang đến khởi sắc cho ngành. Cùng chia sẻ kinh nghiệm làm lễ tân khách sạn để hiểu rõ hơn về ngành nghề này!
Trong khi nhiều doanh nghiệp đang phải chật vật để duy trì khách sạn của mình thì đây cũng là cơ hội tốt để các khách sạn có thể chứng minh năng lực của mình. Doanh nghiệp có thể trụ vững trong thời kỳ đầy biến động và khó khăn sẽ giúp cho họ có thể rút ra được những kinh nghiệm, những bài học và biết cách để nâng cao giá trị của mình khi đối mặt với những thách thức.
Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp có thể định hướng lại hoạt động của mình và đưa ra các giải pháp mới để phát triển. Khi hoàn thiện việc này cũng là lúc tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát và lúc này họ sẽ nhanh chóng thu hồi được cả vốn và lãi.
Trên đây là những cơ hội và thách thức của ngành khách sạn đang phải đối mặt. Hy vọng rằng bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích. Tham khảo thêm thông tin quản trị khách sạn khối nào để có kế hoạch học tập hiệu quả bạn nhé!
Khoa Du Lịch tại Đại học Đông Á đào tạo các chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn, và Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống. Với sứ mệnh tạo môi trường năng động để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, Khoa tập trung vào thực hành, đầu tư cơ sở vật chất hiện đại và hợp tác với các doanh nghiệp hàng đầu.
Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, bao gồm các chuyên gia và giảng viên từ doanh nghiệp, cùng với chương trình đào tạo đổi mới, giúp sinh viên phát triển toàn diện kỹ năng và kiến thức. Với tỷ lệ 95% sinh viên tốt nghiệp có việc làm, Khoa Du Lịch khẳng định chất lượng đào tạo và trách nhiệm của mình.
Chúng tôi giúp bạn định hướng ngành học phù hợp và xây dựng sự nghiệp thành công trong ngành Du Lịch này!